Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

GIÁO VIÊN LÀ YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT HIỆU QUẢ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA TRẺ?

MIC – Với đối tượng học ngoại ngữ của trẻ hình thành tính cách, đang tạo dựng sự yêu hay ghét, bằng tình cảm nhiều hơn lý trí thì sức ảnh hưởng từ thầy cô, là yếu tố quyết định đến việc trẻ có say mê môn học hay không, từ đó có học giỏi hay không.

Dạy học bằng tình cảm nhiều hơn lý trí với sức ảnh hưởng từ thầy cô giáo tại MIC

Chính giáo viên là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Với đối tượng học là các bé đang ở lứa tuổi hình thành tính cách, đang tạo dựng sự yêu hay ghét bằng tình cảm nhiều hơn lý trí thì sức ảnh hưởng từ thầy cô giáo lại chính là yếu tố quyết định đến việc trẻ có say mê hay yêu thích môn học hay không, từ đó có học giỏi hay không. Nhưng đây cũng lại là yếu tố khó đánh giá và chọn lựa nhất. Chất lượng của cơ sở vật chất, giáo trình là điều có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng để đánh giá giáo viên thì không đơn giản như vậy.
Các trung tâm ngoại ngữ hiện nay thường tạo điều kiện để phụ huynh có thể gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với giáo viên, nhưng khó nhận định được chất lượng hay tính cách của thầy cô chỉ sau ít phút tiếp xúc. Tất nhiên là phụ huynh lại càng không thể đi học cùng con để biết cô giáo dạy thế nào, vì vậy chúng ta chỉ có cách đưa con đến lớp rồi… chờ đợi kết quả.
Thầy cô giáo là yếu tố quyết định đến việc trẻ có say mê môn học hay không, từ đó có học giỏi hay không.

Làm sao để chọn giáo viên cho con?

Nếu không có giải pháp nào để chủ động hơn được trong việc chọn giáo viên thì cách tốt nhất hiện nay là cho con học ở lớp ít người, khi đó thầy cô giáo có cơ hội tiếp xúc và hiểu rõ tính cách học sinh, tuy nhiên hiệu quả của lớp học này chỉ có được nếu các thầy cô thật sự tận tâm và chi phí tại các lớp học này thường khá cao so với mặt bằng chung.
Với sự bùng nổ của internet và trào lưu dịch chuyển từ phương thức học truyền thống sang học trực tuyến thì một giải pháp khác đơn giản hơn giúp phụ huynh có thể dễ dàng tìm kiếm và chọn lọc giáo viên Tiếng Anh chuyên dạy trẻ em, thậm chí tìm riêng cho con một giáo viên mà con yêu thích và cảm thấy phù hợp để vừa làm thầy, vừa làm bạn, đó là sử dụng hình thức học tiếng Anh theo hình thức 1-1 (một thầy một trò)
Với hình thức học ngoại ngữ của trẻ này, phụ huynh có thể dễ dàng chọn giáo viên cho con mình theo học bằng cách quan sát trực tiếp toàn bộ quá trình học tập của con và đánh giá được phương pháp dạy cũng như thái độ, sự nhiệt tình của thầy cô. Phụ huynh có thể dễ dàng thay đổi giáo viên theo từng buổi học để tìm kiếm được người dạy phù hợp nhất với con mình hay để giúp con tăng cơ hội tiếp xúc, tăng phản xạ Nghe- Nói. Hơn nữa, việc có thể tận mắt quan sát, theo dõi từng buổi học của con, nhận thấy con giao tiếp lưu loát hơn từng ngày không chỉ làm phụ huynh thêm yên tâm mà còn là niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ.
Để thử tìm kiếm một giáo viên phù hợp với con mình, các bậc phụ huynh có thể tham gia một trắc nghiệm nhỏ do Studynet.vn, dịch vụ học Tiếng Anh online 1-1 với giáo viên nước ngoài cung cấp tại đây
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

BT: Nt Lâm

NĂNG LỰC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT SO VỚI THẾ GIỚI

Xếp hạng năng lực tiếng Anh của người Việt khả năng sử dụng  đều được đánh giá ở mức trung bình, thì tiếng Anh năm nay đã tụt xuống mức thấp.

Đầu năm 2020, Tổ chức Giáo dục Education First của Thụy Sĩ tiếp tục thực hiện bảng xếp hạng khả năng sử dụng tiếng Anh EF English Proficiency Index, dựa trên dữ liệu từ 2,3 triệu người thuộc 100 quốc gia và vùng lãnh thổ không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ.
Trong bảng xếp hạng mới nhất, năm 2019, Hà Lan dẫn đầu thế giới với điểm số đạt được là 70,27, xếp sau là các nước Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch.
Năm 2019, Việt Nam xếp thứ 52 trên tổng số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia khảo sát. Đáng chú ý, đây là năm thứ 4 liên tiếp, thứ hạng của Việt Nam giảm trên bảng xếp hạng này.
Cụ thể, năm 2015 Việt Nam xếp hạng 29/70 quốc gia, năm 2016 hạng 31/72 quốc gia, năm 2017 hạng 34/80 quốc gia, năm 2018 hạng 41/88 quốc gia.
Đặc biệt, từ năm 2015 đến năm 2018, khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát của người Việt Nam đều được đánh giá ở mức trung bình, thì năm 2019 đã tụt xuống mức thấp.
Bảng xếp hạng năng lực tiếng Anh của người việt theo vùng ở Việt Nam (ảnh: TTO)
Theo Education First, không tính vùng Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Bắc Trung Bộ là hai khu vực kém tiếng Anh nhất cả nước, lần lượt chiếm 47,73 điểm và 47,13 điểm.
Các thành phố Hà Nội (53,68 điểm) và TP.HCM (53,07 điểm) là nơi có chỉ số EF English Proficiency Index cao nhất cả nước. Tuy nhiên nếu so với thế giới thì 2 điểm số này chỉ được đánh giá ở mức trung bình.
Trên thang đo giới tính, nam giới Việt Nam có năng lực tiếng Anh nhỉnh hơn phụ nữ, với điểm số lần lượt là 51,89 so với 51,36, không giống với xu hướng chung của châu Á và thế giới khi phụ nữ thường cao điểm hơn.
Ở châu Á, Singapore là nước dẫn đầu – đồng thời cũng xếp thứ 5 thế giới – đạt điểm số 66,82, là nước duy nhất của châu lục nằm trong nhóm sử dụng tiếng Anh lưu loát ở mức rất cao. Kế đến là Philippines (60,14 điểm), Malaysia (58,55 điểm), có điểm nằm ở mức cao, tiếp đó lần lượt là Hong Kong, Ấn Độ, Đài Loan… ở mức trung bình.
Việt Nam xếp hạng 10 châu Á, giảm 3 bậc so với bảng xếp hạng năm 2018. Với vị trí này, Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á năm 2019.
Các nước xếp cuối bảng xếp hạng khu vực Đông Nam Á lần lượt là Thái Lan, Myanmar và Thái Lan.
EF Education First thành lập năm 1965, là tổ chức giáo dục lớn nhất thế giới tập trung vào ngôn ngữ, học thuật và trải nghiệm văn hóa.
Chỉ số EF English Proficiency Index dựa trên dữ liệu kiểm tra của những người đã làm Bài kiểm tra Anh ngữ tiêu chuẩn EF (EF SET) – bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa miễn phí đầu tiên trên toàn thế giới.
Năm 2019, chỉ số EF English Proficiency Index được đưa ra dựa trên cơ sở dữ liệu 2,3 triệu người tham gia bài kiểm tra EF SET, riêng Việt Nam có hàng chục nghìn người tham gia trên tinh thần tự nguyện.
Theo: TTO

TRẺ HỌC TIẾNG ANH VỚI GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI LIỆU CÓ ỔN

MIC – Khi trẻ học tiếng anh với giáo viên nước ngoài sẽ giúp trẻ rèn luyện rất tốt về khả năng nghe và nói. Chắc chắn rằng sẽ không thể có giáo viên nói chuẩn hơn được giáo viên bản ngữ. Trẻ sẽ được học tập và bắt chước một cách chuẩn mực nhất ngôn ngữ tiếng anh.


Cha mẹ cần lưu ý tạo một môi trường giao tiếp tiếng Anh chuẩn cho bé.

1.Trẻ không tương tác cùng giáo viên trong buổi học

Trẻ sẽ được học tập và bắt chước một cách chuẩn mực nhất ngôn ngữ tiếng anh.
Thế nhưng, giáo viên giỏi là chưa đủ. Dù giáo viên có chuyên môn tốt đến đâu mà trẻ không chịu hợp tác thì cũng không thể mang lại hiệu quả cao được. Đặc biệt ở các khả năng nghe và nói cần rất nhiều sự luyện tập cùng giảng viên.
Có rất nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi môi trường khiến bé quá rụt rè, quá thụ động. Trẻ không chịu tương tác cùng giảng viên. Điều đó gây khó khăn cho giảng viên và cả quá trình học tập của trẻ. Bé sẽ không thể tiến bộ nhanh, học tập hiệu quả nếu không chịu tương tác cùng giảng viên.
Bởi vậy, cha mẹ cần lưu ý tạo một môi trường giao tiếp cho bé từ nhỏ. Hình thành cho bé sự tự tin, mạnh dạn nhất định. Để khi đến một môi trường mới bé sẽ dễ dàng thích nghi.

2. Trẻ không tự rèn luyện tại nhà

Khi đã bước vào quá trình học tiếng anh, thì cha mẹ cần xác định rằng cần có môi trường để bé rèn luyện. Việc trẻ học tiếng anh với giáo viên nước ngoài ở trên lớp là chưa đủ.
Cha mẹ cần tạo môi trường cho trẻ học tiếng anh thường ngày. Ngoài giờ học trên lớp trẻ cần được rèn luyện thường xuyên ở nhà. Cha mẹ có thể tự tạo dựng những trò chơi, những bài học vui tiếng anh ở nhà. Để giúp bé có thể luyện nghe, luyện nhớ từ tại nhà.
Trẻ em thường ham chơi và rất hay quên bài tập. Việc học trên lớp, chắc chắn giáo viên sẽ giao bài tập về nhà để các bé tự luyện tập. Cha mẹ cần lưu ý và khuyến khích, nhắc nhở bé làm bài tập.
Khi trẻ học tiếng anh với giáo viên nước ngoài, kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng nghe. Để bé có thể nâng cao khả năng ngoại ngữ, có thể tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên. Thì bé cần được nghe tiếng anh nhiều hơn những giờ học với giáo viên. Cha mẹ nên chú ý tạo điều kiện để bé được nghe nhiều hơn qua bài hát hoặc câu chuyện cổ tích bằng tiếng anh.
Trẻ học tiếng anh với giáo viên nước ngoài là một trong những môi trường lý tưởng nhất để phát triển.

3. Sự thiếu tập trung trong khi học

Với trẻ em, có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị mất tập trung trong giờ học. Bởi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị phân tâm bởi mọi thứ xung quanh.
Bé thường bị phân tâm bởi trò chơi. Bởi vậy, không gian học không nên để quá nhiều đồ chơi, đồ vật bắt mắt. Khi trẻ học tiếng anh với giáo viên nước ngoài, là một người ngoại quốc. Các bé sẽ cảm thấy lạ lẫm, dễ phân tâm, chú ý đến mọi thứ xung quanh.
Một lớp học có quá nhiều học viên. Với trẻ em, các bé thường thích chơi cùng với các bạn cùng lứa tuổi. Khi một lớp quá đông, các bé dễ xao nhãng việc học, ham chơi với nhau. Dẫn đến quá trình học khó hiệu quả.

4. Những lưu ý với phụ huynh:

Đó là những lý do không phải lúc nào trẻ học tiếng anh với giáo viên nước ngoài cũng hiệu quả. Cha mẹ cần lưu ý:
Luôn quan tâm và đồng hành với việc học của trẻ. Cha mẹ nên chú ý động viên, thúc đẩy việc học của bé. Tuy nhiên không nên quát mắng, ép buộc trẻ. Cha mẹ hãy nhẹ nhàng nhắc nhở và động viên bé làm bài tập về nhà. Khéo léo giúp bé vừa học vừa chơi.
Cha mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn nơi học phù hợp cho bé. Không phải chỉ chọn dựa trên tiêu chí trẻ học tiếng anh với giáo viên nước ngoài là đủ. Bé cần có môi trường, phương pháp rèn luyện phù hợp.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

BT: Nt Lâm

LO NGOẠI GIÁO VIÊN TIẾNG ANH DẠY HỌC LUẨN QUẨN ĐỌC VỚI VIẾT

MIC – Giáo viên tiếng anh dạy học luẩn quẩn đọc với viết, nếu cứ mãi chạy theo bằng cấp, chứng chỉ thì sẽ tạo ra những người thầy “dán nhãn” hữu danh vô thực.

Một giờ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TP.HCM.
Th-S Nguyễn Đình Thanh Lâm cũng bày tỏ các kỳ kiểm tra, thi cử hiện nay vẫn tập trung chủ yếu là đọc – viết. Vì thế cả giáo viên lẫn HS cứ loay hoay với ngữ pháp và tự vựng, đọc rồi viết. Cứ như vậy, không ít giáo viên sử dụng ngoại ngữ ngay trong lớp cũng thấy khó khăn chứ chưa nói là vận dụng trong cuộc sống.
“Nếu xem giáo viên tiếng anh dạy học giao tiếp là trọng tâm của ngoại ngữ thì Bộ GD&ĐT nên đổi mới hệ thống kiểm tra đánh giá hiện nay. Hoặc giao cho các trường ĐH và các trung tâm lớn chịu trách nhiệm về tổ chức kiểm tra, đánh giá các kỹ năng và cấp chứng chỉ cho HS. Từ đây, cùng với đầu tư về trang thiết bị, tự học của giáo viên sẽ dần thay đổi chất lượng ngoại ngữ” – Th-S Thanh Lâm kiến nghị.
Đồng tình quan điểm này, Th-S Vương Văn Cho (nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Đình Hổ, quận 6, TP.HCM) thẳng thắn, việc dạy tiếng Anh không nên cào bằng như hiện nay, nghĩa là mỗi giáo viên hiện phải dạy cho HS cả bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết thì không thể hiệu quả được.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Theo: Phạm Anh

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

MẸO HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Mẹo học tiếng Anh này phù hợp với bạn, nếu bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh và không muốn rơi vào tình trạng không thể nói hoặc nghe tiếng Anh thì hãy tham khảo bảy mẹo học tiếng Anh cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây và thử áp dụng với bản thân.

học tiếng anh là một lợi thế to lớn trong những năm phát triển
Học ngoại ngữ cũng cần đến sự nỗ lực, bạn phải luyện tập mỗi ngày để có được thành quả.

1. Bài tập học tiếng Anh hằng ngày

Học ngoại ngữ cũng giống như đi đến phòng tập thể dục, bạn phải luyện tập mỗi ngày. Đối với tiếng Anh, thực hành là một cách học hoàn hảo nhất.
Mẹo: Bạn hãy dành 15 phút mỗi ngày để học tiếng Anh bằng cách nghe nhạc, podcast, đọc sách, xem phim ngắn trên internet, chơi game tiếng Anh hay đơn giản là gặp gỡ một vài người bản ngữ.

2. Không chỉ là những từ vựng đơn lẻ

Học viên mới bắt đầu học tiếng Anh sẽ cảm thấy thoải mái khi nghe những từ vựng riêng lẻ hay từ vựng được lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này không có vấn đề gì cho những ngày đầu mới làm quen và tiếp xúc với tiếng Anh. Nhưng khi đã tiếp xúc với tiếng Anh được vài tháng, bạn nên chuyển sang thói quen học cả đoạn hoặc cả cụm từ để giúp bạn dễ dàng trong việc thành lập câu và khi nói sẽ được tự nhiên và trôi chảy hơn.
Mẹo: Bạn nên học các cụm collocations trong tiếng Anh. Ví dụ: “having breakfast” (ăn sáng) sẽ khác với “making breakfast” (chuẩn bị bữa sáng).

3. Sự cố gắng

Mỗi khi bắt đầu một điều gì đó mới mẻ, sẽ luôn có một khả năng tiềm ẩn rằng bạn cũng có thể bỏ cuộc giữa chừng. Chúng ta thường nghe câu nói: “nếu bạn không thành công lần đầu thì bạn vẫn còn cơ hội thử lại lần thứ 2, thứ 3 và nhiều lần nữa cho đến khi thành công thực sự mỉm cười”.
Việc học một ngoại ngữ mới hoàn toàn so với tiếng mẹ đẻ không phải là điều dễ dàng, với những cấu trúc, từ vựng, nguyên tắc khiến bạn không sao nhớ nổi nếu không thường xuyên luyện tập. Nhưng việc luyện tập tiếng Anh cho người mới bắt đầu cũng đầy thử thách khi những lỗi sai cứ lặp đi lặp lại, rất dễ khiến người học nản lòng và muốn bỏ cuộc. Nếu một lúc nào đó bạn cảm thấy muốn bỏ cuộc trên con đường chinh phục ngoại ngữ của mình thì hãy nhớ lý do tại sao bạn muốn bắt đầu. Điều này như một động lực giúp bạn giữ lửa và tiếp tục cố gắng.
Mẹo: Giữ một quyển sổ tay về những lỗi sai thường gặp của bạn trong quá trình học tiếng Anh. Kiên nhẫn sửa lỗi từng chút một, cho dù bạn mắc lỗi hàng chục hay hàng trăm lần thì đừng vội bỏ cuộc, những lỗi sai không thể đánh giá khả năng trí tuệ của bạn, mà chúng đang giúp bạn rèn luyện và phát triển những kỹ năng ngoại ngữ của mình.

4. Dán nhãn

Có một kỹ thuật đơn giản để ghi nhớ các từ vựng tiếng Anh mới đó là ghi nhãn. Phương pháp học tiếng Anh này rất hữu ích cho những người lớn tuổi học tiếng Anh. Họ có thể ghi tên tiếng Anh của những đồ vật trong nhà vào một mảnh giấy nhỏ và dán chúng lên những vật dụng tương ứng để đưa tiếng Anh vào cuộc sống hằng ngày.
Mẹo: Hãy dán nhãn mọi thứ mà bạn cần biết. Nên sử dụng những mảnh giấy màu để mỗi màu sẽ đại diện cho một loại đồ vật. Ví dụ: bạn có thể sử dụng những mảnh ghi chú màu xanh lá cây cho các thiết bị điện.
Ngoài cách sử dụng những mảnh giấy để học từ vựng, các bạn cũng có thể tải những ứng dụng học từ vựng tiếng Anh miễn phí vào các thiết bị di động để có thêm những trải nghiệm thú vị cho việc học.

5. Thêm nhiều đối tượng vào bài học

Không có gì thú vị hơn là bạn có thể đem gia đình và bạn bè của mình vào trong các bài học tiếng Anh để tăng thêm sự gần gũi và thú vị. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về khía cạnh đạo đức khi mang những người thân vào bài học.
Mẹo: Bạn có thể quay video tiếng Anh về gia đình hoặc bạn bè. Có thể thực hiện điều này mỗi tuần với nhiều chủ đề khác nhau. Sau một tháng, chắc chắn bạn sẽ có một số video thú vị và khoảng thời gian vui vẻ khi xem lại cùng gia đình hoặc bạn bè của mình.
Bạn nên xác định một mục tiêu cụ thể để soi sáng con đường học ngoại ngữ của mình.

6. Đặt mục tiêu

Bạn nên xác định một mục tiêu cụ thể và tập trung vào đó khi bắt đầu học ngoại ngữ. Hãy đặt mục tiêu để học tiếng Anh xoay quanh lĩnh vực mà bạn đang quan tâm. Điều này sẽ rất hữu ích cho việc học của bạn. Ví dụ: nếu bạn muốn đi mua sắm quần áo ở một quốc gia nói tiếng Anh, bạn sẽ phải học những cụm từ liên quan như: “Where is the changing room?” hoặc “Can I pay by credit card?”.
Mẹo: Hãy viết những gì bạn muốn học trong một tuần vào quyển sổ tay. Vào cuối tuần, kiểm tra xem bạn đã đạt được những mục tiêu tiếng Anh nào và điều gì đã cản trở cũng như hỗ trợ cho việc học của bạn. Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ cải thiện rất nhiều cho quá trình học của mình.

7. Khoảng thời gian vui vẻ

Thời gian đầu khi mới học tiếng Anh thực sự không dễ dàng chút nào. Bạn sẽ cảm thấy khá thất vọng và đây là khoảng thời gian dễ khiến người học từ bỏ vì nản lòng. Vì vậy, bạn phải tạo ra khoảnh khắc học tập vui vẻ để thúc đẩy những cảm xúc tích cực. Khi những cảm xúc này được liên kết với quá trình học, bạn sẽ thấy những kỹ năng tiếng Anh của mình được cải thiện một cách đáng kể.
Mẹo: nếu bạn mắc lỗi, chỉ cần “cười vào chúng”. Điều quan trọng trong quá trình học tiếng Anh là vui vẻ, thoải mái và kiên trì.
Với mẹo học tiếng anh cho người mới thì sẽ dễ dàng hơn, rất tuyệt vời nếu bạn có thể thể hiện bản thân bằng tiếng Anh, quả là một thử thách đầy thú vị phải không nào! Chúc các bạn thành công.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
BT: Nt Lâm

ĐỂ CẢI THIỆN NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH NÊN LÀM NHƯ THẾ NÀO

Theo bạn ngữ điệu là gì và làm thế nào bạn có thể cải thiện ngữ điệu của mình trong tiếng Anh giao tiếp? Đội ngũ giáo viên tại Mic sẽ giải thích về điều này qua những thông tin sau.

Ngữ điệu là một đặc tính của phát âm và phổ biến cho tất cả các ngôn ngữ. Các đặc tính khác của phát âm bao gồm trọng âm, nhịp điệu, sự nối âm và chất giọng. Cũng giống như các đặc tính khác, ngữ điệu liên quan nhiều hơn đến cách thức chúng ta diễn đạt, chứ không phải nội dung ta nói đến.
Ngữ điệu là một đặc tính của phát âm và phổ biến cho tất cả các ngôn ngữ.
Hãy tưởng tượng bạn đang hỏi một tài xế taxi liệu anh ta có thể đưa bạn đến một trung tâm mua sắm cách đó 5km. Bằng giọng nói lạnh lùng, trầm thấp nhất mà bạn từng nghe, anh ta đáp “Sure. Get in”. Bạn sẽ vào chứ?
Còn bây giờ hãy thử tưởng tượng một trường hợp khác, có một chiếc taxi khác phía sau anh ta. Bạn hỏi cùng một câu hỏi, nhưng lần này tài xế trả lời với một âm sắc vui vẻ, có nhạc điệu trong giọng nói của anh ta. Lần này bạn sẽ sẵn sàng leo lên chiếc taxi thứ hai phải không? Nếu bạn chọn chiếc taxi thứ hai, hẳn là do ngữ điệu của tài xế khiến bạn cảm thấy được chào đón nhiều hơn: “Ồ, anh ta có vẻ tốt hơn nhiều”, bạn thầm nhủ.
Nhưng thực sự ngữ điệu là gì? Chỉ đơn thuần là nghe thân thiện hay có gì đó nhiều hơn thế nữa?

Khái niệm ngữ điệu trong tiếng Anh

Ngữ điệu là một đặc tính của phát âm và phổ biến cho tất cả các ngôn ngữ. Các đặc tính khác của phát âm bao gồm trọng âm, nhịp điệu, sự nối âm và chất giọng. Cũng giống như các đặc tính khác, ngữ điệu liên quan nhiều hơn đến cách thức chúng ta diễn đạt, chứ không phải nội dung ta nói đến.
Đơn giản nhất, ngữ điệu có thể được mô tả là “âm nhạc của lời nói”. Một sự thay đổi hoặc biến thể trong âm nhạc (hoặc cao độ) này có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của những gì chúng ta nói. Do đó, ngữ điệu liên quan đến cách chúng ta sử dụng cao độ của giọng nói để thể hiện ý nghĩa và thái độ cụ thể.

Các chức năng khác nhau của ngữ điệu trong tiếng Anh

Có khá nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích ngữ điệu có vai trò gì và cách sử dụng nó trong tiếng Anh. Chúng ta hãy xem hai chức năng chính của nó:

Chức năng thể hiện thái độ

Trong nhiều ngôn ngữ nói trên thế giới – nhưng đặc biệt là tiếng Anh-Anh – người nghe rất dễ hiểu thái độ của người nói: buồn chán, thích thú, ngạc nhiên, tức giận, trân trọng, hạnh phúc, v.v… thường được thể hiện rõ trong ngữ điệu của họ.
Chẳng hạn, một nhân viên phục vụ tại một nhà hàng hỏi: “How’s the chocolate muffin, madam” Và bạn trả lời: “mMMmmmm”, với ngữ điệu nổi lên ở giữa và rơi xuống cuối. Người phục vụ gật đầu với một nụ cười. Tại sao? Bởi vì bạn vừa thể hiện sự đánh giá cao của bạn đối với sản phẩm thông qua âm nhạc của giọng nói của bạn dù không dùng bất kì từ ngữ thông dụng nào.
Một ví dụ khác của ngữ điệu chính là khi bạn nhận được một chiếc bánh sinh nhật bất ngờ tại nơi làm việc. có thể bạn sẽ thốt lên “Ôi đây là quà tặng mình sao?” – sự cao giọng của bạn, đặc biệt là trên từ “mình”, ở cuối câu, bày tỏ sự ngạc nhiên và thích thú.
Mặt khác, cảm giác buồn chán hoặc thờ ơ có thể được thể hiện bằng một âm mang thanh ngang, (như một chú robot). Và để chứng minh điều này, bạn hãy so sánh câu “Cảm ơn” mà bạn đã thốt ra với người đưa thư (bằng giọng ngang như một chú robot) và câu “Cảm ơn!” khi được ai đó sửa giúp lốp xe ở bên đường (bằng giọng biểu cảm, chân thành).
Tóm lại, chúng ta thường thể hiện lòng biết ơn và những cảm xúc khác nhau bằng cách sử dụng ngữ điệu cũng như các từ chuyên dụng.

Chức năng thể hiện ngữ pháp

Có một số kiểu ngữ điệu trong tiếng Anh giao tiếp, trong đó phần lớn tương ứng với việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp cụ thể. Ví dụ phổ biến nhất là trong các câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (câu hỏi bắt đầu bằng who, what, why, where, when, which, và how), thường sẽ được xuống giọng ở cuối câu.
Trong một cuộc trò chuyện với bạn cùng lớp mới, những câu hỏi sau đây nghe có vẻ tự nhiên nhất khi hạ giọng cuối câu: ‘What’s your name?’, ‘Where are you from?’, ‘Why did you choose this school?’, ‘How long will you study here?’.
Tuy nhiên, những câu hỏi yêu cầu câu trả lời ‘yes’ hoặc ‘no’ thường có ngữ điệu hướng lên. Trong cùng một cuộc trò chuyện với bạn cùng lớp, giọng nói của bạn sẽ tăng lên khi kết thúc những câu hỏi sau: ‘Have you studied here before?’, ‘Do you like the teacher?’, ‘Will you come back tomorrow?’

Cách cải thiện ngữ điệu của bạn

Cách tốt nhất để cải thiện ngữ điệu của bạn chỉ đơn giản là nhận thức rõ hơn về nó. Bằng cách lắng nghe cẩn thận một cuộc hội thoại trên YouTube chẳng hạn, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy cách những người nói khác nhau sử dụng ngữ điệu khác nhau để thể hiện bản thân.
Một ý tưởng khác là ghi lại giọng nói của chính bạn. Ngày nay, ngay cả những điện thoại di động đơn giản nhất cũng được trang bị máy ghi âm. Quả là thú vị (mặc dù đôi khi không chịu nổi) khi nghe giọng nói của chính mình bởi vì nó có vẻ rất khác với những gì chúng ta mong đợi. Hãy thử ghi lại một cuộc đối thoại với một người bạn, (bạn có thể sử dụng một kịch bản từ một cuốn sách hoặc phân cảnh từ một bộ phim). Bây giờ hãy lắng nghe ngữ điệu của bạn. Nó tự nhiên hay chưa? Có thể hiện thái độ của bạn theo cách bạn mong muốn hay không?…
Với bản ghi âm, bạn luôn có thể tua lại, nghe lại và thử phiên bản mới. Ghi âm là một cách tuyệt vời để theo dõi tiến trình của bản thân. Chúng sẽ cho thấy rõ bạn đã tiến bộ như thế nào theo thời gian.

Tài nguyên hữu ích để cải thiện ngữ điệu của bạn ở nhà

Hầu hết các sách khóa học tiếng Anh cung cấp một số bài tập thực hành ngữ điệu, nhưng bạn có nhiều khả năng tìm thấy các ví dụ thực tế và thú vị về việc nói tiếng Anh trên internet. Một nơi tốt để bắt đầu là các podcast của Hội đồng Anh. Đối với học viên nâng cao hơn, các podcast của BBC sẽ là kênh cung cấp các tệp âm thanh tuyệt vời hơn.
YouTube cũng là một tài nguyên luyện tiếng Anh khác. Nếu bạn là một người hâm mộ phim truyền hình và muốn biết nhiều hơn về các nhân vật yêu thích của bạn, hãy tìm các clip phỏng vấn ngắn với các diễn viên đóng vai đấy. Lắng nghe cách họ trả lời các câu hỏi hài hước, chủ đề nghiêm túc và cả các vấn đề không thoải mái. Lưu ý ngữ điệu trong giọng nói chuyển biến theo sự thay đổi trong chủ đề.

Chắc chắn bạn sử dụng ngữ điệu một cách chính xác rất nhiều lần

Như chúng ta đã thấy, ngữ điệu là một khía cạnh quan trọng của phát âm, nhưng điều đáng ghi nhớ là chắc hẳn bạn đang sử dụng nó một cách chính xác trong phần lớn thời gian. Ngay cả trong trường hợp ngữ điệu của bạn nghe như robot, nhưng nếu bạn muốn tự tin hơn về ngữ điệu của mình khi nói tiếng Anh và đặc biệt nếu bạn muốn sử dụng nó một cách chính xác và tinh tế, thì chắc chắn bạn nên dành thời gian để ý cách người khác sử dụng nó, bắt chước cách sử dụng của họ và nghe bản ghi âm giọng nói của bạn.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
BT: Nt Lâm