Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Thầy giáo nước ngoài dạy tiếng Anh rao bán xe bị người mua lừa chạy mất

 

Câu chuyện thầy giáo Jaryd Daniel Shaw dạy tiếng Anh ở Đồng Nai. Thầy giáo trẻ gặp khó khăn mùa dịch Covid-19 phải đăng thông tin bán xe. Nhưng lại bị một nam thanh niên người Việt đến thử, rồi chạy trộm luôn khiến cộng đồng mạng sôi sục.

Thầy giáo dạy tiếng Anh đã lấy lại được chiếc xe vào tối 16.8 ở Bệnh viện Dầu Giây

Sau khi câu chuyện được đăng tải, hàng ngàn cư dân mạng đã chia sẻ để truy tìm thủ phạm. Người thanh niên này đã phải tìm cách trả lại chiếc xe.

Lừa đảo có tính toán từ trước

Anh N.T.H (26 tuổi, bạn của Shaw). Người đã đăng lên trang cá nhân của mình câu chuyện của mình; và nhờ các fanpage khác chia sẻ để tìm lại xe máy cho người bạn ngoại quốc. Nội dung bài viết kể Jaryd Daniel Shaw (22 tuổi, quốc tịch Nam Phi). Anh là thầy giáo dạy tiếng Anh tại một trường quốc tế ở TP.Long Khánh, Đồng Nai. Vì dịch, học sinh nghỉ học và công việc khó khăn. Nên Shaw phải đăng bán xe máy của mình trên một trang chuyên mua bán; nhằm lấy tiền trang trải sinh hoạt phí và học phí đại học.
Một nam thanh niên tên T.L.X hỏi mua và hẹn gặp để chạy thử, sau đó thì… chạy luôn. Phát hiện xe có định vị, X. Còn liên lạc lại vờ dò hỏi, thách thức Shaw tự tìm theo định vị đến để lấy lại xe. Tới khi biết định vị xe bị hư, X. đã khóa luôn tài khoản Zalo.
Câu chuyện trên nhận được hơn 1.200 lượt chia sẻ và 500 lượt bình luận trên mạng xã hội. Đa số ý kiến bức xúc vì hành vi lừa trắng trợn của X. Cùng với đó là sự đồng cảm với thầy giáo dạy tiếng Anh ngoại quốc “đã nghèo còn gặp eo”.
Chị Võ Quỳnh Như (đi cùng với Shaw khi bán xe) kể với PV. Tối đó chị cùng Shaw đến gặp X. tại Khu công nghiệp Long Khánh. X. Hỏi nhiều câu liên quan chiếc xe và ngỏ ý muốn chạy thử. Shaw đồng ý và chụp hình X. Thấy vậy, X. lưỡng lự chưa thử mà đứng hỏi tiếp về chiếc xe, sau đó mượn điện thoại của Shaw để chụp hình tiếp chiếc xe, rồi chạy thử. “Khoảng 2 phút sau, tôi và Shaw thấy nghi ngờ nên đuổi theo hướng X. chạy nhưng không thấy nữa. Gọi hay nhắn tin cho X. đều không được. Kiểm tra lại điện thoại thì phát hiện hình ảnh Shaw chụp X. đã bị xóa hết”, chị Như kể.
Hôm sau, X. nhắn tin qua Zalo cho Shaw nhưng không có ý định trả xe. Nên Shaw đã quay clip nhờ bạn đăng lên mạng xã hội.
 

Shaw hiện là giáo viên tiếng Anh ở Đồng Nai

“Covid-19 ai cũng khó nên tôi tha thứ”

Trả lời PV hôm qua, anh N.T.H kể anh là người mua giúp Shaw xe Suziki này từ trước tết. Tối 16.8, X. gọi anh H. báo xe máy đang được để ở Bệnh viện Dầu Giây; kèm chìa khóa để anh cùng Shaw tự đến lấy về. “Trả xe xong, X. nhắn tin cho Shaw và tôi xin lỗi, mong tha thứ, giải thích rằng đó là hiểu nhầm. Lời giải thích không logic với những gì diễn ra, nhưng Shaw nói sẽ không truy cứu”, anh H. chia sẻ.
Trao đổi với PV, Shaw nói khi biết bị lừa mất xe. Anh đã rất sốc vì lần đầu tiên gặp một thanh niên tệ như vậy ở VN. Hỏi sao không báo vụ việc tới công an, Shaw chia sẻ: “Tôi nghĩ dịch Covid-19 ai cũng khó khăn, người thất nghiệp nhiều nên có thể họ hành động sai lầm. Tôi cho anh ấy cơ hội vì anh ấy nhận ra mình làm sai. Tôi hy vọng anh ấy sẽ thay đổi cách sống của mình vì anh ấy còn có một gia đình của mình”.
 
Shaw tâm sự, anh được gia đình ở Nam Phi động viên và nhiều người Việt chia sẻ giúp tìm xe nên tinh thần tốt hơn. Anh cảm nhận được tình cảm người Việt dành cho người nước ngoài sinh sống tại đây. “Nhiều tin nhắn động viên, hỏi thăm từ mọi người khiến tôi rất xúc động. Tôi xin cảm ơn cộng đồng mạng đã giúp tôi tìm được xe của mình”, thầy giáo này bộc bạch.
Theo: Vũ Phượng

Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.

 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Website : https://giaovientienganh.edu.vn/

Lớp học tiếng Anh giao tiếp bồng bềnh trên chợ nổi miền tây

 

MIC – Giữa khu chợ nổi lớn nhất miền Tây có một lớp học tiếng Anh giao tiếp miễn phí cho trẻ. Ở đó, ghe xuồng chợ nổi và cuộc sống của thương hồ đi vào bài học; nhẹ nhàng, giản dị, dễ hiểu hơn bất cứ lớp học nào.

Bồng bềnh sóng nước trên chợ nổi lớn nhất miền Tây

Chiếc bè nổi bán hàng lưu niệm của ông Nguyễn Thanh Chính. Ớ ngay trung tâm chợ nổi Cái Răng mấy tuần nay trở thành lớp học giao tiếp tiếng Anh. Ông Chính đã phải “hy sinh” tầng 2 của chiếc bè; vốn là nơi bán nước giải khát cho khách du lịch để lớp học hoạt động.
Ông bảo: “Mình lớn tuổi rồi, không nói chuyện với khách Tây được. Thành thử tạo điều kiện cho các cháu nó học. Sau này nói chuyện với khách để chợ nổi ngày càng phát triển hơn. Thiệt chút đỉnh có đáng là bao so với tương lai của tụi nhỏ”.

Tận dụng môi trường du lịch

Lớp học này có 34 em, đều là những trẻ sinh sống ở trên ghe, bè chợ nổi. Còn có cả những học sinh nhà gần khu chợ. Có những em đã nghỉ học, như Huỳnh Thị Bích Vân; khi nghe có lớp tiếng Anh miễn phí đã xin cha mẹ đến học.
 
Vân kể nhà em nghèo, không đủ điều kiện đi học nữa nên nghỉ ở nhà phụ gia đình. “Cha mẹ làm bốc vác trên chợ nổi, ngày nào nhiều hàng phải vác đến mấy tấn. Em nghỉ học ở nhà giúp ba mẹ nhưng vẫn muốn đi học; vì có học sau này sẽ phụ giúp ba mẹ được nhiều hơn”, Vân nói.
Cũng có những em như Nguyễn Thị Xuân Nghi. Lần đầu tiên em được học thêm một lớp tiếng Anh lại có cả giáo viên nước ngoài. Sau vài buổi học, cô bé 12 tuổi đã có thể tự tin giới thiệu tên tuổi của mình.
Điều khá thú vị là lớp học này được khởi xướng bởi một nhà báo trẻ. Anh Lê Đình Tuyển, phóng viên Báo Thanh Niên thường trú tại Cần Thơ. Một người đã len lỏi từng ngóc ngách chợ nổi để viết bài.
Anh Tuyển kể cũng nhờ đi sâu vào bên trong khu chợ. Anh hiểu thêm việc học hành của trẻ em ở đó rất khó khăn, nhiều con em thương hồ, rày đây mai đó nên việc học thường dang dở giữa chừng.

Ý tưởng mở lớp học tiếng anh giao tiếp của nhà báo trẻ

“Tôi nghĩ đến các điểm du lịch khác như Sa Pa hay Đà Lạt. trẻ em ở đó điều kiện học cũng khó nhưng giao tiếp tiếng Anh rất tự tin. Rồi tự hỏi hay là mở một lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em ở đây. Làm sao giúp các em nói vài câu về chợ nổi cũng được”. Anh Tuyển nói và cho biết khi anh chia sẻ ý tưởng của mình với bạn bè, ai cũng ủng hộ.
Một người anh (xin không tiết lộ tên – PV). Thậm chí đã bán đi chiếc đồng hồ của mình để ủng hộ kinh phí mở lớp. Cảm động hơn, cô Lê Thị Huyền, một giảng viên tiếng Anh kỳ cựu ở Trường ĐH Cần Thơ; chủ Trung tâm ngoại ngữ Huyền Lê (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Cũng tự nguyện cử 5 giáo viên tham gia dạy không công.

Anh Lê Đình Tuyển (ngồi giữa) và các học sinh ở lớp học tiếng Anh miễn phí trên chợ nổi

 
Cô Huyền là người lo về chuyên môn, soạn giáo án cho lớp. Rồi một người bạn mới quen của anh Tuyển là Barry White (người Úc); đến Cần Thơ được 3 tháng cũng hăng hái xin làm trợ giảng.
 
 
“Có trung tâm ngoại ngữ lo chuyên môn; tôi liền qua Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ và UBND Q.Cái Răng xin chủ trương. Nghe trình bày ý tưởng mở lớp tận dụng môi trường du lịch ở chợ nổi để dạy tiếng Anh giao tiếp cho các em, ai cũng ủng hộ nhiệt tình. Đích thân Phó chủ tịch UBND Q.Cái Răng Vương Công Khanh; đã đi xuống chợ nổi để mượn bè này mở lớp”, anh Tuyển cho biết.

Nội dung một bài giới thiệu về chợ nổi

Con chợ nổi học về chợ nổi

Nói về mục tiêu của lớp học, cô Lê Thị Huyền cho biết: “Lớp chỉ có hơn một tháng, vì vậy không đặt mục tiêu các em phải nói trôi chảy khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Thay vào đó là dạy các em những nền tảng căn bản nhất và yêu việc học tiếng Anh hơn để có thể tự học về sau”.
“Tận dụng môi trường du lịch” của chợ nổi; nên các bài học cũng được soạn theo hướng gần gũi thực tế; gắn liền với đời sống hằng ngày của các em. Mỗi buổi học là một chủ đề như giới thiệu về bản thân, chợ nổi; hoạt động thường ngày trên chợ nổi, đời sống của thương hồ, các loại đặc sản có thể tìm thấy ở chợ…
 
Mỗi tiết học, học sinh sẽ được thực hành trực tiếp với thầy giáo Barry White. “Tôi thực sự thích thú với lớp học này. Một không gian rất đặc biệt với những bài học thực tế; gần gũi sẽ giúp các em tiếp thu nhanh hơn”, Barry nói.
 
Để học sinh phát âm tốt hơn khi giao tiếp. Các giáo viên còn lồng ghép thêm những tiết học về ngữ âm cơ bản, vừa học vừa chỉnh phát âm. Các tiết mục trò chơi vui nhộn cũng xoay quanh nội dung bài. “Hy vọng tới đây chúng tôi sẽ mở thêm được lớp cho những em mới. Những em cũ sẽ được nâng lên cấp độ cao hơn. Mong muốn của chúng tôi không chỉ để lớp trẻ tương lai của chợ nổi cải thiện được tiếng Anh, giao tiếp được với du khách. Mà còn hiểu rằng chợ nổi là một tài sản quý giá của quê hương mình, cần trân trọng, giữ gìn”, anh Tuyển cho biết.
 
Giờ đây, lớp học đã đi đến cuối chặng đường; thời gian trôi nhanh như con nước lớn ròng. Nhưng kiến thức sẽ ở lại như những hạt phù sa bồi đắp cho bãi bờ. Giữa lao xao của sóng nước, tiếng ghe máy thương hồ. Đâu đó vẫn văng vẳng những câu tiếng Anh về khu chợ, đầy vấp váp nhưng thật ấm lòng.
 
Theo: Việt Nhi – Phong Vũ

Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.

 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Website : https://giaovientienganh.edu.vn/

Lớp tiếng anh miễn phí của tình yêu thương

 

MIC – Có một lớp học tiếng Anh miễn phí tại trường trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị. Lớp học do hai vợ chồng người Mỹ tài trợ; để tưởng nhớ con trai đã dành cả thanh xuân để làm thiện nguyện rồi nằm xuống tại VN.

Lớp tiếng Anh giao tiếp của trẻ khiếm thị luôn diễn ra rất vui vẻ

Lớp tiếng Anh miễn phí là để tiếp nối những điều dang dở

Bước vào lớp học tiếng Anh giao tiếp dành cho trẻ khiếm thị. Có thể thấy ngay bức chân dung của một thanh niên nước ngoài được đặt ở vị trí trang trọng. Chàng trai có nụ cười ấm áp trong ảnh là Landon Schmidt. Sinh ra và lớn lên ở Mỹ; nhưng anh nặng lòng với những phận người nghèo khó, đặc biệt là trẻ em khiếm thị tại VN. Landon từng đến Quảng Trị và trở về với câu hỏi; “Làm thế nào để giúp đỡ được những em bé không may mắn có đôi mắt sáng?”.
Câu hỏi đó đi vào từng giấc ngủ của Landon. Thôi thúc anh trở lại để làm những điều nhỏ bé nhưng vô cùng ý nghĩa. Cảm nhận được niềm hạnh phúc của con khi giúp đỡ những người dân nghèo. Ở tại một đất nước xa xôi, ông Richard và bà Dabney Schmidt; bố mẹ của Landon, cũng ấm lòng.
 
Không ai ngờ Landon Schmidt vĩnh viễn nằm lại VN ở tuổi đôi mươi. Một vụ tai nạn đã khiến những ước mơ, dự định của chàng trai Mỹ mãi mãi dang dở. Giữa đau thương, hai vợ chồng ông bà Richard bàn nhau phải làm điều gì đó thật ý nghĩa. Để tưởng nhớ người con trai quá cố. Cuối cùng, họ quyết định bước tiếp hành trình thiện nguyện của con…
 
Vợ chồng ông Richard Schmidt quyết định đến VN. Tới mảnh đất này, ông bà mới hiểu tại sao con trai mình lại muốn gắn bó đến thế. Những con người xa lạ đón ông bà bằng nụ cười; ánh mắt ấm áp và cái bắt tay siết chặt. Nỗi thương nhớ Landon lại cuộn lên; nhưng lần này không làm ông bà đau mà là được tiếp thêm động lực.

Ngoài giờ lên lớp, các giáo viên còn dẫn các bạn trẻ khiếm thị đi dã ngoại ở siêu thị.

 

Ông trời lấy đi đôi mắt sáng nhưng bù lại cho các em trí nhớ, khả năng nghe và nói rất tốt. Nếu được đào tạo bài bản, các em hoàn toàn có thể giao tiếp với người nước ngoài, tạo cho mình thêm nhiều cơ hội

Cô giáo Nguyễn Thị Mai chia sẻ

 
Từ đó đến nay, thông qua Quỹ Phát triển cộng đồng toàn cầu. Vợ chồng ông Richard Schmidt đã có nhiều hoạt động; giúp đỡ những người nghèo ở VN đặc biệt là Quảng Trị. Bao giờ cũng vậy, ông bà luôn ưu tiên hỗ trợ các em nhỏ khiếm thị; vốn được con trai mình rất yêu quý. Đi qua những ngày đen tối, ông bà đều hiểu nỗi đau lớn nhất là không còn thấy cuộc sống muôn màu. Biết được các em nhỏ khiếm thị ở Trường trẻ em khuyết tật; tỉnh Quảng Trị rất thích học tiếng Anh nhưng điều kiện không cho phép. Ông bà liền hỗ trợ kinh phí, với mong muốn mở một “con đường sáng” cho các em.

“Con đường sáng” cho trẻ khiếm thị

Các em nhỏ khiếm thị đang theo học tại lớp tiếng Anh giao tiếp miễn phí ở cơ sở 2 Trường trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị. Tuy không thể nhìn thấy bức ảnh và nụ cười ấm áp của Landon Schmidt. Nhưng ai cũng biết câu chuyện về anh. Vì thế, các em thỏa thuận với nhau trước mỗi buổi học; dành khoảng thời gian tưởng niệm Landon.
 
Hôm chúng tôi đến thăm, lớp học vừa bắt đầu với bài hát Three little birds (Ba chú chim nhỏ). Thanh âm tươi vui từ cây đàn guitar trên tay người giáo viên ngoại quốc. Chắp thêm đôi cánh cho tiếng hát của các học sinh. Cô giáo Nguyễn Thị Mai (27 tuổi) đến từ Trung tâm Anh ngữ, tươi cười khoe dù mới học nhưng các em đã thuộc rất nhiều bài hát tiếng Anh.
Theo: Nguyễn Phúc

Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.

 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Website : https://giaovientienganh.edu.vn/

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

HỌC VỚI GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI CHƯA HỀ CÓ TẠI EAGLE EDUCATION

 

Chương trình học với giáo viên nước ngoài Trung tâm Eagle Education không hề có. Bị lừa, đó là niềm tin còn lại duy nhất của hàng nghìn người; từng là học viên và nhân viên của Trung tâm anh ngữ này.


Danh sách 40 cơ sở hoành tráng cùng lời khẳng định chắc nịch; “Eagle muốn mang đến cho các bạn một môi trường học tiếng Anh chuyên nghiệp hiện đại. Để giúp các bạn trẻ Việt Nam ngày càng phát triển hơn và khiến cho tương lai của các bạn càng ngày càng mở rộng”. Nhưng hãy xem điều gì thực sự có đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ này.

Hàng nghìn người mất tiền tại trung tâm ngoại ngữ không đủ uy tín như Eagle Education.

Một vài sự chia sẻ của học viên Trung tâm Anh ngữ

Em Đào Thị Thu – học viên Trung tâm Anh ngữ Eagle Education – cho hay. “Về trình độ của giáo viên, khi dạy, giáo viên thường hỏi bọn em là. Câu này em thấy thế nào, bạn kia thấy thế nào. Khi em bảo đúng thì thầy bảo ừ, cũng có thể là đúng nhở. Một bạn khác nói thầy cũng bảo ừ cũng có thể là đúng nhở. Người thầy giáo không có chính kiến của bản thân mình”.

Chương trình học với giáo viên bản ngữ hoàn toàn không có tại trung tâm Eagle Education

Vậy mà hàng loạt những hình ảnh long lanh, lấp lánh, giả tạo cứ được truyền thông khắp nơi. Thật khó để trách tại sao nhiều người lại dễ lọt bẫy đến vậy. Diệp vốn là nhân viên cũ của trung tâm nhưng sau khi bị doanh nghiệp nợ lương. Cũng đã cùng đồng hành cùng nhiều học viên khác để lên tiếng tố cáo những hành vi gian dối của doanh nghiệp.

Học với giáo viên nước ngoài chưa hề có tại Eagle Education

“Bản thân em cũng thấy có lỗi với cả học viên. Có nghĩa là em nhận thức rõ được những ưu đãi này. Bọn em nói ra là để lôi kéo học viên. Chứ thực chất bọn em không thể đáp ứng được cho học viên. Ví dụ như vẫn còn tồn tại những giáo viên không có bằng IELTS hoặc IELTS quá thấp. Chương trình học với giáo viên nước ngoài, em chưa bao giờ nghe thấy. Chương trình đấy không có trong khóa đào tạo của trung tâm nhưng vẫn cố đưa thêm vào”. Nguyễn Linh Diệp – nguyên nhân viên Trung tâm Anh ngữ Eagle Education Hà Nội – cho hay.

Hiện trên website của Eagle Education cứ 3 giây lại có người đăng ký học. Trong khi nhiều tháng nay đã không còn cơ sở nào hoạt động. Lúc 6 năm phát triển, khi lại 10 năm hình thành, bề dày lịch sử này chẳng rõ có từ đâu. Trong khi điều tra giấy phép hoạt động của doanh nghiệp mới chỉ có từ 1 năm trước.

Theo: VTV.vn

Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.

 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Website : https://giaovientienganh.edu.vn/

GIẢM GIỜ HỌC VỚI GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI Ở TP.HCM

 

MIC – Chương trình tích hợp giảm giờ học với giáo viên nước ngoài và giảm học phí. Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM; Đã giải thích về việc thiếu giáo viên trước thắc mắc của phụ huynh.

Chương trình tích hợp ở TP.HCM giảm giờ học với giáo viên nước ngoài do dịch covid 19 hoành hành.

Theo ông Hiếu, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nên một số giáo viên người nước ngoài đã gặp trục trặc; trong quá trình thực hiện các thủ tục nhập cảnh và làm việc tại Việt Nam. Vì vậy, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có quyết định điều chỉnh lịch giảng dạy chương trình. “Dạy toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp Chương trình Anh và Việt Nam”. (còn gọi là chương trình tích hợp) từ ngày 7-9 đến ngày 20-11-2020.

Việc điều chỉnh sẽ diễn ra trong 11 tuần tại các trường tiểu học và THCS. Hiện các trường đang triển khai chương trình tích hợp. Theo đó, thời lượng học của học sinh là 88 tiết (8 tiết x 11 tuần). Trong đó, 70 tiết/11 tuần do giáo viên nước ngoài đứng lớp giảng dạy. 18 tiết/11 tuần do giáo viên Việt Nam đứng lớp giảng dạy. Với nhiệm vụ củng cố, ôn tập kiến thức cho học sinh chứ không dạy bài mới.

Thiếu giáo viên nước ngoài vậy thì học phí của các học sinh thì sao

Về học phí, ông Hiếu cho biết. “Chương trình tích hợp sẽ miễn phí thời lượng học sinh học với giáo viên Việt Nam. Chỉ thu học phí 70 tiết/11 tuần cho thời lượng học sinh học với giáo viên người bản ngữ. Trong đó, học phí khối lớp 5 là 7,4 triệu đồng/học sinh; học phí các khối còn lại (1,2,3,4,6,7,8,9) là 8,1 triệu đồng/học sinh”.

Trước băn khoăn của nhiều phụ huynh rằng. Việc điều chỉnh như trên sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giảng dạy của chương trình.

Ông Hiếu khẳng định: “Sẽ không ảnh hưởng gì đến tiến độ giảng dạy. Vì trước đây chương trình cũng có nội dung ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Chỉ khác là trước đây phần này do giáo viên người nước ngoài đảm nhiệm; thì nay do giáo viên Việt Nam đảm nhiệm.

Sở GD – ĐT cam kết điều chỉnh trong thời gian sớm nhất

Tuy nhiên, sở cũng cam kết việc điều chỉnh này chỉ diễn ra trong 11 tuần, đầu năm học 2020-2021 mà thôi. Sau 20-11-2020, chương trình sẽ có đủ giáo viên người bản ngữ để đảm bảo 100% số tiết được giảng dạy bởi giáo viên nước ngoài”.

Được biết từ năm học 2015-2016, Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai dạy học các môn toán và khoa học bằng tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam tại các trường công lập trên địa bàn thành phố.

Theo: Hoàng Hương

Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.

 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Website : https://giaovientienganh.edu.vn/

CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THIẾU VẮNG TRẦM TRỌNG SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI

 

MIC – “Hằng năm trường ĐH Việt Nam thu hút hàng ngàn sinh viên nước ngoài đến học tập theo nhiều chương trình. Còn sinh viên của nước ngoài năm nay rất ít do dịch”. Trưởng phòng công tác sinh viên Khoa quốc tế – ĐH Quốc gia Hà Nội, than.

Không ít trường ĐH Việt Nam mỗi năm thu hút hàng ngàn sinh viên quốc tế nhập học

Không ít trường ĐH Việt Nam mỗi năm thu hút hàng ngàn sinh viên quốc tế đến học tập. Đang trên đà thành điểm đến du học cạnh tranh với các nước trong khu vực. nhiều trường lại gặp “hòn đá tảng” mang tên COVID-19.

Hằng năm, khoa Việt Nam học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Đón hàng ngàn sinh viên nước ngoài đến học; với các chương trình về ngôn ngữ và văn hóa Việt.

PGS.TS Đoàn Lê Giang – trưởng khoa Việt Nam học – cho biết. Đến thời điểm hiện tại dù đã vào học kỳ mới; khoảng 50% sinh viên chính quy năm 2, năm 3 của khoa vẫn chưa sang Việt Nam nhập học. Các bạn chủ yếu là người Hàn, về nước từ tháng 2, 3-2020; khi dịch COVID-19 bắt đầu diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á.

Lượng tân sinh viên nước ngoài giảm một nửa

Với khóa mới 2020 – 2021, khoa Việt Nam học chỉ đón khoảng 45 tân sinh viên. Hụt gần phân nửa so với mọi năm. Đa số sinh viên năm nhất nhập học đang sống dài hạn cùng gia đình ở Việt Nam. Các bạn từ những nước lân cận đăng ký sang học gần như không có.

Ông Giang cho biết những con số trên chỉ là của các sinh viên chính quy. Tức là học toàn chương trình ở Việt Nam. Còn sinh viên quốc tế theo học chương trình 2+2, tức 2 năm ở nước ngoài, 2 năm ở Việt Nam; cũng gặp gián đoạn thời gian dài.

“Học kỳ 2 năm trước chưa đưa được các bạn sang đây, học kỳ 1 năm nay cũng vậy”. Ông Giang nói. Những đoàn sinh viên sang trao đổi 2-3 tuần. Các bạn đăng ký lớp tiếng Việt ngắn hạn hằng năm rất đông nhưng năm nay thiếu vắng trầm trọng.

TS Nguyễn Trung Hiển – trưởng phòng công tác sinh viên Khoa quốc tế (ĐH Quốc gia Hà Nội). Cho biết thu hút sinh viên nước ngoài năm nay rất khó; đến giờ chỉ vỏn vẹn được khoảng 7 bạn.

“Dù Việt Nam khống chế dịch tốt nhưng nhiều đường bay quốc tế vẫn chưa được kết nối. Vì vậy, một số bạn có ý định chưa biết có thể sang trong học kỳ này hay không. Nhiều bạn tỏ ra không còn hào hứng như trước nữa” – ông Hiển nói.

Ông Hiển cho biết thêm năm 2019 trường đón 3 đoàn sinh viên trao đổi tín chỉ; từ Mỹ, Úc và Canada với hơn 100 sinh viên. Năm nay, các hoạt động này đứng im, kể cả các chuyến học tập trải nghiệm (Study tours); hay trường hè (Summer schools).

Sinh viên quốc tế còn ở Việt Nam đang gặp vài vấn đề về gia hạn visa.

“Một số sinh viên quốc tế còn ở Việt Nam đang gặp vài vấn đề về gia hạn visa. Nhà trường cũng đã hỗ trợ các bạn làm thủ tục xuất nhập cảnh theo yêu cầu”. Ông Hiển nói.

Thuê máy bay đưa sinh viên về nước

Năm 2019, Trường ĐH FPT đón khoảng 1.000 sinh viên quốc tế. Chủ yếu từ các ĐH có hợp tác với trường đến Việt Nam tham gia các chương trình trao đổi tín chỉ. Du học sinh chủ yếu từ Nhật, Úc, Malaysia, Đài Loan… TS Lê Trường Tùng cho biết: năm nay mọi hoạt động hợp tác quốc tế tắc cả hai chiều.

Nhiều sinh viên quốc tế trong các chương trình trao đổi của các trường Đại Học tại Việt Nam.

Đầu năm 2020, nhiều sinh viên quốc tế trong các chương trình trao đổi. Đang học tại Trường ĐH FPT ở Việt Nam thì COVID-19 bùng phát. Cùng lúc, nhiều sinh viên trường này cũng đang trao đổi tại Nhật, Malaysia. Trước nguy cơ “kẹt” lại dài hạn, trường phải làm việc cùng đối tác; đưa ra các kịch bản và chốt kết thúc chương trình, cho sinh viên về nước sớm.

Để đưa sinh viên hồi hương, các trường ĐH quốc tế phải lo ngay thủ tục và chi phí. Riêng Trường ĐH FPT thuê hẳn một máy bay chở gần 100 sinh viên, giảng viên. Từ Nhật về lại Việt Nam vào tháng 4-2020, trước khi các lệnh “đóng cửa” hàng không quốc tế có hiệu lực.

Với ĐH RMIT Việt Nam, nhiều sinh viên, giảng viên bị “kẹt” ở Úc trong nhiều tháng. GS Peter Coloe, hiệu trưởng nhà trường, cho biết. Mới đây trường liên kết tổ chức một chuyến bay khởi hành từ Melbourne (Úc); chở 270 hành khách, gồm nhiều giảng viên và sinh viên trở về Việt Nam. Sau khoảng thời gian trao đổi tại Melbourne. Toàn bộ hành khách đều âm tính virus corona từ 3-7 ngày trước khi bay. Sinh viên sau khi hạ cánh tại Vân Đồn (Quảng Ninh) được cách ly.

“ĐH RMIT đang phối hợp với các cơ quan chức năng. Để cán bộ giảng viên và sinh viên của trường có thể đáp các chuyến bay thương mại. Trung chuyển qua các nước châu Á như Singapore và Hàn Quốc. Trở về Việt Nam vào đầu tháng 10 trước khi học kỳ mới bắt đầu”. Ông Peter Coloe nói.

Theo: Trọng Nhân

Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.

 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Website : https://giaovientienganh.edu.vn/

Sự khan hiếm giáo viên nước ngoài

Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục ở Việt Nam đang “than” vì thiếu giáo viên nước ngoài. Khi không có nguồn nhân sự mới trong bối cảnh dịch COVID-19 nhiều tháng qua. Trưởng phòng truyền thông một hệ thống Anh ngữ lớn ở TP.HCM cho biết chỉ riêng hơn 10 trung tâm ở TP.HCM của họ đã thiếu hơn 50 giáo viên bản xứ. Nếu tính cả các trung tâm ở Hà Nội, Đà Nẵng, thiếu gần 200 giáo viên nước ngoài. Nguyên do là nhiều giáo viên hết hạn đã có ký trước hợp đồng với trung tâm khác trong hoặc ngoài nước. Trong khi đó, “nguồn cung” không được bổ sung do những khó khăn về di chuyển vì đại dịch.

HỌC SINH TẠI QUẢNG TRỊ VỚT SÁCH VỞ TRONG BÙN SAU CƠN MƯA LŨ

 

Sau hơn 10 ngày mưa lũ, học sinh một số trường ở huyện Đakrông, Quảng Trị. Một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đã đi học trở lại.

Khi đang khảo sát tình hình thiệt hại của gia đình học sinh trường THPT Đakrông tại Quảng Trị. Thầy Phan Hoàng Bách tình cờ thấy cảnh; học sinh ngồi sấy từng trang sách ngấm nước mưa trước ngày đi học.

Học sinh tại Quảng Trị vớt sách vở trong bùn sau cơn mưa lũ

Những cuốn sách của học sinh Quảng Trị bị vùi trong lũ

Các em đến trường với sách vở không còn nguyên vẹn. Nhiều em không có dép đi, đôi chân trần loang lổ vì ngâm nước lâu ngày.

Trao đổi với PV ngày 21/10. Thầy giáo Bách cho hay các em may mắn vì nhà ở vùng cao nên không bị ngập. Dù vậy, những căn nhà sàn với mái tranh, vách nứa không đủ để che mưa, chắn gió mùa bão lũ. Vì thế, nước mưa tạt vào, ướt hết sách vở.

Một số sách có thể dùng lại sau khi sấy khô. Một số khác đã hỏng hết. Hơn 10 năm thầy Bách về Đakrông công tác, đây là năm lũ to nhất. Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của người dân nơi đây.

Trong khi đó, hoàn cảnh của học sinh xã Triệu Nguyên còn đáng thương hơn. Bức ảnh các em vớt sách từ bùn do ông Trương Văn Hoài chụp gửi. Khiến nhiều người xót xa.

Các em vớt được sách từ nước với bùn sau cơn lũ.

Tại trường Tiểu học và THCS Ba Lòng, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn cho biết. Khoảng 45% học sinh trường, sống ở vùng ngập sâu, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trong đợt mưa lũ.

Trong những ngày người dân chỉ đủ sức để đảm bảo tính mạng con người. Nhiều sách vở, đồ dùng học tập bị nước lũ cuốn trôi hoặc vùi lấp trong bùn.

Điểm chính trường Ba Lòng chịu ngập nặng, nước dâng đến tận tầng 2. Khiến những đồ dùng không thể di chuyển lên cao bị hư hỏng.

Giáo viên cố gắng dọn dẹp, lau chùi bàn ghế chuyển lên tầng 2. Nhưng nước lũ cứ rút lại lên cao, sau nhiều lần ngâm nước lũ, bàn ghế hư hại, khó sử dụng lại. Hai dãy nhà ở dành cho giáo viên cũng hỏng nặng.

Hiệu trưởng Lê Chí Thông cho hay. Quảng Trị sáng 21/10, học sinh đến trường ngày đầu tiên sau lũ. Học sinh ở các xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, Tà Long, Húc Nghì, Hướng Hiệp, Ba Nang; Đa Krông mất sách vở, máy tính bỏ túi do nhà ngập trong nước lũ.

Đến nay, trường vẫn chưa liên lạc được với một số học sinh do nơi các em ở bị mất sóng điện thoại.

“Những ngày nước dâng cao, nghĩ đến học trò vùng thấp, tôi sốt ruột lắm. Lúc đó, chúng tôi chỉ có thể vận động giáo viên cùng các ban ngành giúp đỡ. Để lo đủ lương thực, thực phẩm cho những em trọ ở quanh trường”. Thầy Thông chia sẻ.

Cơn mưa lũ đi qua đã tàn phá nhà cửa, trường học, bệnh viện những đồng bào Miền Trung.

Ủng hộ sách vở cho học sinh vùng lũ tại Quảng Trị

Theo thầy Phan Hoàng Bách, học sinh thiếu sách vở, quần áo, giày dép; để đến trường là tình trạng phổ biến ở Đakrông. Vì thế, thầy giáo mong các em được giúp đỡ để việc học không bị gián đoạn.

Đây cũng là điều mà nhiều giáo viên khác ở vùng lũ trăn trở. Ngay trong ngày đầu tiên học sinh trở lại trường sau lũ. Trường THPT Đakrông khảo sát, lập danh sách, thống kê số lượng để kêu gọi ủng hộ. Trường cùng căn cứ tình hình thực tế để tổ chức dạy bù hợp lý.

Thầy Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Ba Lòng. Thông tin đến ngày 21/10; học sinh vẫn chưa thể trở lại lớp do nước ngập, giao thông chia cắt. Nước vừa rút khỏi trường nên giáo viên chưa dọn dẹp xong. Khi các em đi học, trường sẽ tổ chức thống kê thiệt hại để xin hỗ trợ cho học sinh.

Thầy nói thêm những ngày qua, nhiều đoàn thiện nguyện đã liên hệ với thầy. Ngỏ ý sẽ hỗ trợ học sinh chịu thiệt hại sau thiên tai.

Trong thiên tai, không chỉ thầy cô trực tiếp dạy dỗ học sinh Quảng Trị lo lắng. Mà còn nhiều tấm lòng hảo tâm cũng hướng về Đakrông. Họ đứng ra quyên góp sách vở, quần áo để gửi đến học trò vùng lũ.

Chị Hoàng Thị Thủy (Hải Lăng, Quảng Trị) thông tin sau vài ngày kêu gọi. Nhóm nhận được nhiều lời đề nghị sẽ gửi sách giáo khoa. Tuy nhiên, do vẫn còn mưa lũ, sách nơi khác chuyển đến có thể hư hỏng, họ chưa trực tiếp nhận sách.

“Khi tình hình đỡ hơn, chúng tôi sẽ nhận sách ủng hộ, rồi chuyển về Đông Hà. Để nhóm ở đó gửi đến học sinh Đakrông”. Chị Thủy nói về kế hoạch tặng sách, giúp học sinh đến trường sau lũ.

Theo: Nguyễn Sương


Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.

 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Website : https://giaovientienganh.edu.vn/