Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

LỚP HỌC MIỄN PHÍ CỦA MỘT GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TẠI ĐÀ NẴNG

MIC – Có một lớp học miễn phí của một giáo viên Tiếng Anh già cùng vài cô cậu họ trò nhỏ nhóm học đều đặn mỗi cuối tuần tại Đà Nẵng. Trong một cái ngõ cụt nhỏ xíu 88/2 đường Núi Thành ( P. Hòa Thuận Đông, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng).

“Lớp học” là chiếc bàn inox nhỏ và mấy chiếc ghế con đặt quanh giữa hai bức tường rộng chưa đầy hai mét, xung quanh là những chậu lan nhỏ xinh trổ bông treo lơ lửng trên đầu.
Ngoài việc học tiếng Anh, đây còn là nơi dạy dỗ cho lũ nhóc về đạo đức và nhân cách để trưởng thành.
Lớp học Tiếng Anh của cô Hương dạy tiếng Anh nằm trong kiệt 88/2 Núi Thành, TP Đà Nẵng – Ảnh: TẤN LỰC
Khơi gợi cảm hứng học tập cho trò
Một sáng chủ nhật đầu tháng 5, lớp học vỏn vẹn 4 cô trò nhưng bài ôn tập khá vất vả bởi mỗi em học một lớp. Bài đọc và kiểm tra phát âm hôm ấy khiến cái ngõ cụt huyên náo khác xa vẻ tĩnh lặng thường ngày.
Cô Hương bảo, nhà chật chội quá nên mỗi đợt chỉ nhận dạy vài ba cháu. Nhưng tới hè các cháu rảnh, nhiều phụ huynh ở xa gửi đến thì cô cũng nhận hết. Cô giáo tiếng anh già không từ chối cô cậu nào, miễn là các cháu ham học.
Trong nhóm mỗi cháu một độ tuổi, trình độ học Tiếng Anh không giống nhau nên cách dạy của cô giáo cũng khác. Cô kèm cặp từng đứa, cháu nào sáng dạ thì cho học nhanh. Cháu nào học chậm, cô “dìu” theo tốc độ tiếp thu của trò.

Theo cô Hương, việc dạy đại trà thì dễ và khỏe hơn nhưng hiệu quả không cao bởi chất lượng học trò không đồng đều. Một số cháu học kém sẽ dễ bị bỏ lại phía sau sinh chán nản, mất niềm tin học tập.
Bởi vậy, cô giáo tiếng Anh già bảo phải có nhiều cách dạy để tạo cảm hứng và khơi gợi niềm vui cũng như đam mê trong học tập cho các cháu.
“Có khi là cho các cháu thi đố vui có tặng thưởng bánh kẹo để kích thích sự thi đua và đam mê học tập cho các cháu. Trời nóng các cháu mau mệt thì mình cho giải trí, nhảy nhót, ngậm kẹo cho khỏe. Tránh tạo tâm lý căng thẳng và áp lực học tập cho học trò.”
Cô Hương còn đặc biệt lưu tâm và rèn luyện khả năng phát âm cho học trò. Những chữ nào phát âm quá khó, âm vực cao cô đều cần mẫn tập cho các cháu lấy hơi để đọc ra chuẩn.
Học tiếng Anh thì việc đọc rất quan trọng, đọc sao cho đúng âm, đúng ngữ điệu chuẩn rất khó. Có đọc được thì mới nghe được, vậy nên tôi phải nghĩ ra nhiều phương pháp cho cháu đọc ra từ, ráp câu cho hoàn chỉnh” – cô giáo chia sẻ.
Lớp học tùy nhỏ bé mà đầy niềm vui của giáo viên tiếng anh già tại Đà Nẵng.
Chia sẻ niềm vui
Là thế hệ trưởng thành trong trường Pháp ngữ, thông thuộc cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Dù thời trẻ của bà Hương là giai đoạn có những biến động lớn về chính trị, nhưng với đam mê học tập, bà từng di chuyển từ Đà Nẵng đến Đà Lạt rồi Sài Gòn để hoàn tất việc học.
Nhờ được học với giáo viên bản ngữ mà giọng đọc tiếng Anh của bà Hương được đánh giá là “cực chuẩn”.
Bắt đầu nhận giảng dạy từ năm 2013, lứa học sinh đầu bà nhận kèm cặp có người giờ đã vào đại học tại Singapore.
Trước đó bà cũng nhận dạy lai rai, con em người quen, bạn bè có ai gửi thì bà nhận kèm. Hoặc những người đi làm tranh thủ đến học buổi tối, người lớn tuổi có đam mê học tập bà Hương cũng sẵn lòng chỉ dạy mà không hề tính toán công sức.
Thường thì lớp bà Hương nhận dạy các cháu từ lớp 3 đến lớp 5. Với những cháu có năng khiếu ngoại ngữ tốt bà sẽ chọn lọc để kèm lên tới lớp 9.
“Tôi mong chờ, đếm từng ngày tới chủ Nhật để được gặp lại các cháu, cảm giác các cháu thân thuộc như con cháu của mình vậy. Khi tôi dạy cho các cháu, cái được cho tôi là đầu óc luôn phải làm việc, tránh bệnh lãng trí tuổi già. Tiếp xúc với các cháu tôi như trở về tuổi thơ của mình, sống lại những ngày tươi trẻ.
Giữa chúng tôi có nhiều kỷ niệm, điều đó đem lại niềm vui cho các cháu vừa mang lại niềm vui cho tôi. Nhiều người bảo sao tôi có ngoại ngữ mà không đi làm kiếm tiền. Tôi quan niệm rằng cuộc sống này biết đủ là sẽ đủ, bằng lòng với hiện tại cũng là một cách sống hạnh phúc.
Ai có nhu cầu học tiếng Anh tìm đến cô Hương đều tận tình chỉ dạy – Ảnh: TẤN LỰC
Em Huỳnh Linh Quân, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Lê Lai, phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn), cho biết đã học tiếng Anh tại lớp cô giáo hơn 2 năm qua. “Cô Hương dạy rất dễ hiểu và rất hiền, còn thường xuyên mang đồ ăn thức uống cho chúng cháu. Từ lúc học cô Hương vốn tiếng Anh của cháu tốt hơn, điểm học tiếng Anh trên trường cũng được cải thiện nhiều” – Quân nói.
Chị Võ Thị Cẩm Trang, phụ huynh của Quân, tỏ ra rất tin tưởng khi gửi con theo học tại nơi này. Chị Trang bảo lúc nào bà Hương còn nhận dạy kèm thì sẽ còn gửi Quân theo học. “Cháu đi học về bảo mẹ là rất thích cô Hương, cô ấy không chỉ dạy học mà còn giúp các bạn nhỏ vui chơi, giải trí khiến đứa nào cũng mê tít” – chị Trang cho biết.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Tấn Lực

THIẾU GIÁO VIÊN TIẾNG ANH HÀNG TRĂM HỌC SINH ‘NGỒI CHƠI’ TẠI HẢI PHÒNG

MIC – Vào đầu năm học 2019 – 2020, hàng trăm học sinh khối lớp 7 và 8 Trường THCS Lý Tự Trọng, phường Gia Viên, Ngô Quyền, TP Hải Phòng chưa được học một tiết tiếng Anh nào.

Trao đổi với Phóng viên, một số phụ huynh có con đang theo học tại lớp 8C3 Trường THCS Lý Tự Trọng cho biết từ đầu năm học 2019-2020 đến nay học sinh lớp này chưa được học một tiết tiếng Anh nào.
“Chúng tôi rất sốt ruột khi nghe các con nói lại từ nhiều tuần nay, cứ đến giờ tiếng Anh là lại được tự quản với sự giám sát của một giáo viên bộ môn khác vì thiếu giáo viên dạy học tiếng Anh. Các cháu không được học như thế này liệu tới đây có ảnh hưởng tới việc học lên cao hơn của các cháu bởi dù sao thì đây cũng là môn học quan trọng?” – một phụ huynh lo lắng.
Theo nhiều phụ huynh, mặc dù họ đã có ý kiến tới hội phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm nhưng đến nay hai khối 7 và 8 ở trường vẫn chưa được học tiếng Anh.
Bà Đào Thị Minh Phương – hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng, thừa nhận hiện nay có hơn 250 học sinh của hai khối lớp 7 và 8 của nhà trường chưa được dạy học tiếng Anh từ đầu năm học 2019-2020.
Nói về nguyên nhân, bà Phương cho biết năm nay nhà trường có tổng cộng 15 lớp. Theo kế hoạch, mỗi lớp có 3 tiết tiếng Anh/tuần, tổng số 45 tiết theo kế hoạch đào tạo nhưng hiện nay cả trường chỉ còn duy nhất một giáo viên dạy tiếng Anh nên không thể đáp ứng được.
“Theo quy định của bộ, mỗi giáo viên chỉ có thể dạy tối đa 19 tiết, vì vậy các em học sinh khối 7 và 8 thời gian qua chưa được học môn tiếng Anh” – bà Phương nói thêm.
Trường THCS Lý Tự Trọng, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng không được dạy tiếng Anh vì trường thiếu giáo viên dạy môn này – Ảnh: TIẾN THẮNG
Theo bà Phương, trường đã báo cáo thực trạng này tới UBND quận Ngô Quyền để có hướng giải quyết bởi việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh là do UBND quận quyết định. “Trong lúc đợi giáo viên về tăng cường thêm thì chúng tôi chỉ còn cách bố trí giáo viên ở bộ môn khác tham gia quản lý học sinh” – bà Phương phân trần.
Một lãnh đạo UBND quận Ngô Quyền cho biết đơn vị này vừa qua đã tổ chức thi tuyển viên chức giáo viên tiếng Anh và đã tuyển được 3 người. Tuy nhiên, theo quy định, sau khi các giáo viên trúng tuyển sẽ phải chuyển lại các văn bằng, chứng chỉ gốc để quận chuyển cơ quan Công an tiến hành xác minh.
“Hiện nay hồ sơ của các giáo viên tiếng Anh trúng tuyển đang trong quá trình xác minh, hoàn thiện theo quy định nên những người trúng tuyển tạm thời chưa được phân công về trường để tham gia giảng dạy chính thức” – lãnh đạo này cho hay.
Cũng theo vị này, lãnh đạo Trường THCS Lý Tự Trọng cũng hơi “cứng nhắc” bởi thực tế trường hoàn toàn có thể “động viên” những người đã thi và trúng tuyển vừa qua về giảng dạy ở trường trước cho quen với công việc.
“Sau khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo nhà trường và đưa ra hướng giải quyết trước mắt là vận động những giáo viên trúng tuyển trước đó tham gia giảng dạy ngay để chấm dứt tình trạng học sinh ‘ngồi chơi’ vì không có giáo viên tiếng Anh” – vị này thêm.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Tiến Thắng

TRẺ HỌC TIẾNG ANH VỚI BỘ SÁCH GIÁO KHOA “XỨ SỞ TRUYỆN”

MIC – Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam và Nhà xuất bản Highlight (Hoa Kỳ) vừa phối hợp xuất bản bộ sách Story Land (tạm dịch: Xứ sở truyện) hỗ trợ cho việc học tiếng Anh của trẻ.


Trẻ học tiếng Anh với bộ sách “Story Land” – Ảnh: H.B
Theo đại diện Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, điểm nổi bật của bộ sách là bồi dưỡng kỹ năng đọc – viết (trên sách in) và nghe – nói (trên phần mềm học tương tác) cho học sinh bằng những câu chuyện sử dụng trong sách giáo khoa tiếng Anh ở nhiều nước châu Á.
“Đặc biệt, bộ sách tích hợp tiếng Anh vào các môn học trong nhà trường như địa lý, âm nhạc, văn hóa để trang bị cho trẻ nền tảng kiến thức toàn diện.
Ngoài ra, phần bài học được số hóa đảm bảo giọng đọc chuẩn Anh – Mỹ, hướng dẫn đọc kết hợp với phần mềm làm bài tập, thu âm giọng nói, kiểm tra phát âm và thảo luận giúp học sinh luyện tập mỗi ngày để nâng cao kỹ năng tiếng Anh” – đại diện Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cho biết thêm.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
H.B.

ĐIỀU CHỈNH TIÊU CHUẨN CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TIỂU HỌC TẠI TP.HCM

MIC – UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ GD-ĐT xem xét, điều chỉnh tiêu chuẩn của giáo viên tiếng Anh tiểu học tương tự quy định áp dụng đối với giáo viên THCS, THPT.


Một buổi tập huấn dành cho giáo viên dạy tiếng Anh tăng cường ở TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG
Đồng thời không yêu cầu các trường hợp đã được tuyển dụng giáo viên tiếng anh trước khi thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại thông tư này.
Theo UBND TP.HCM, yêu cầu về trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học là: “Có bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm, ĐH sư phạm tiểu học hoặc bằng CĐ, ĐH sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên”.
Tuy nhiên, về trình độ đào tạo của giáo viên THCS và THPT chỉ yêu cầu: “Có bằng tốt nghiệp CĐ, ĐH phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm…”. Quy định này khiến việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh tiểu học bị hạn chế, khó khăn do hiện nay có rất nhiều trường đào tạo chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy nhưng bằng cấp không phải của ngành sư phạm.
Hơn nữa, các đơn vị cũng gặp khó khăn trong việc bố trí lại các trường hợp đã được tuyển dụng viên chức.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho viên chức, UBND TP còn đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét điều chỉnh điều kiện về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức đối với các trường hợp viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III thi hoặc xét lên chức danh nghề nghiệp hạng II còn từ 3 năm trở lên.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
BT: Thảo Thương

TỰ HỌC TIẾNG ANH VÀ ÔN THI IELTS THÌ ĐÃ SAO?

MIC – Bài kiểm tra IELTS giống như thước đo “độ cao” học tiếng Anh của người học theo những tiêu chí chuẩn. Bởi vậy bạn phải làm sao “tăng mạnh chiều cao” cho mình chứ không phải bẻ cái thước ngắn lại.

Liệu tự học tiếng Anh để luyện thi IELTS có ổn hay không?

Học tiếng anh rồi thi IELTS đừng đánh nặng trượt hay đỗ

Hoàng Minh Thông là người đã tự học tiếng Anh và tự thi với số điểm lần lượt là 8.0 (2013) và 8.5 (2015). Thông dùng hình ảnh “thước đo” để ví von với IELTS bởi theo anh, đây thực sự là một bài kiểm tra đánh giá (test) chứ không phải một kỳ thi (examination). Điều này có nghĩa không có khái niệm “trượt” hay “đỗ” khi thi IELTS, chỉ có khái niệm kết quả thi (các band điểm) có đạt được mục tiêu người thi đặt ra (đủ điểm đi du học, đạt tiêu chuẩn hồ sơ ứng tuyển…) hay không.
Sau quá trình tìm hiểu về các kỳ thi TOEFL, TOEIC và IELTS, Anh nhận ra các bài thi là “thước đo” cho trình độ tiếng Anh, và cốt lõi của chuyện điểm cao hay thấp đến từ hai việc: bạn có năng lực tiếng Anh đủ tốt và bạn đã đủ quen thuộc với cách thức và yêu cầu của bài thi tới mức nào. Cũng từ đó, anh nhận ra có vẻ nhiều người còn nhầm lẫn giữa việc nâng cao trình độ tiếng Anh và luyện tập cho bài thi, do đó không thể có kết quả tối ưu cho từng việc.
Trên thực tế đã có những người bỏ cách quãng vài năm mới thi lại, nhưng vì trong suốt thời gian cách quãng đó vẫn tiếp tục học, làm việc với tiếng Anh học thuật nên khi thi lại IELTS, dù không hề luyện, band điểm vẫn tăng cao. Đó là trường hợp của Nguyễn Cao Luân – hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành liệu pháp miễn dịch, Trung tâm nghiên cứu ung thư Lowy, ĐH New South Wales, Sydney (Úc).
Trước khi đi học thạc sĩ ở Nhật, Luân thi IELTS ba lần, mỗi lần cách nhau 3 tháng và điểm từ 5.0 lên 6.0 rồi 6.5. Tuy nhiên sau khi học xong thạc sĩ ở Nhật về, Luân tự học và thi IELTS để chuẩn bị hồ sơ xin học bổng tiến sĩ tại Úc thì điểm thi vẫn giữ ở mức 7.5, không kỹ năng nào dưới 6.0 dù không tập luyện thêm gì nữa với bài thi. Câu chuyện “độ cao thực” và cái thước đo ở đây là rất rõ.

Học tiếng Anh để thi IELTS “trong 1 tháng”: đúng nhưng chưa đủ

Không ít trung tâm tiếng anh luyện thi IELTS hiện nay quảng cáo có thể giúp học viên đạt được điểm IELTS cao nhất trong thời gian ngắn nhất. Điều này có thể đúng, nhưng chỉ với điều kiện người học đó đã có sẵn một nền tảng kiến thức tiếng Anh rất vững và họ tới trung tâm luyện tiếng Anh “học IELTS” chỉ là để làm quen với dạng thức (format) bài thi.
Tuy nhiên cũng phải nói thêm, format bài thi IELTS lại là thông tin được công bố rõ ràng ngay trên trang web chính thức của bài thi là www.ielts.org, chưa kể còn rất nhiều trang web tiếng Việt cũng đã giới thiệu tỉ mỉ về nó. Bởi vậy, nếu đã có kiến thức, lại hiểu rõ về format bài thi, không có lý do gì để một người học chủ động không thể tự ôn thi IELTS hiệu quả. Đây là lộ trình đã được chứng minh từ thành công trên thực tế của nhiều người học.
Ba năm trước, Huỳnh Ngô Uyển Dung, cựu thủ khoa đầu vào Trường ĐH Kinh tế – luật (2014) và top 3 đầu ra ngành kinh doanh quốc tế của trường này, đã quyết định tự ôn học tiếng Anh, không bị áp lực phải cuốn theo tốc độ của số đông khi tới các trung tâm. Để chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển cho chương trình học bổng Erasmus của châu Âu, Dung phải đạt mục tiêu có điểm IELTS trong khoảng từ 7.5-8.0. Với nhiệm vụ phải tăng thêm 1.5-2.0 band điểm IELTS trong 3 tháng, Dung đã tập trung cao độ và liên tục cho việc ôn thi. Cô lên kế hoạch trong 2 tháng đầu học đều đặn về IELTS từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày với nội dung, kiến thức trải dài và bao quát nhiều chủ đề như xã hội, kinh tế, sức khỏe, học đường, gia đình…
Trong tháng cuối, cô ôn tập chọn lọc và tham khảo các đề thi từ thông tin chia sẻ của cộng đồng người học tiếng Anh trên mạng, làm các bài thi viết trong khoảng thời gian quy định của bài thi chính thức để nắm được format và định hướng ra đề. Cuối tuần, Dung dành thời gian từ 9h-12h sáng để làm trọn vẹn một bài thi IELTS, rèn tinh thần làm bài nghiêm túc như thi thật.
Với kế hoạch ôn luyện khoa học, Dung chỉ thi IELTS một lần vào cuối tháng 8-2017 thì đạt 7.5, đủ để nộp hồ sơ và đã giành được học bổng Erasmus và du học tại Trường ĐH Kinh tế Cracow (Ba Lan) trong cùng năm đó.
Kết quả của một quá trình
“Tự học IELTS” trong ngắn hạn mà vẫn có thể đạt mục tiêu đặt ra trên thực tế chỉ có thể là kết quả của một quá trình học tập tiếng Anh bền bỉ trước đó nhiều năm. Câu chuyện này cũng là trải nghiệm từ 10 năm trước với Lưu Dịu Khuê, hiện là nghiên cứu sinh năm 3 ngành kỹ thuật y sinh tại ĐH Minnesota, bang Minnesota (Mỹ).
“Tôi đã thi TOEFL 2 lần và thi IELTS 1 lần. Trong đó, lần thi TOEFL thứ hai chỉ giúp tôi tăng thêm một điểm so với lần đầu. Điều này càng khiến tôi hiểu rõ việc trình độ tới đâu thì điểm số tới đó” – Khuê chia sẻ.
Vậy là dù chỉ làm quen với format bài thi IELTS trong 3 tuần và chỉ thi lần duy nhất nhưng Khuê vẫn đạt 7.0 IELTS, đủ điều kiện để giành được học bổng ngành kinh tế tại ĐH Quốc gia Singapore từ 10 năm trước, và hiện cô đang tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu chuyên ngành kỹ thuật y sinh ở Mỹ.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: D.KIM THOA

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

NGÔI TRƯỜNG MỚI “BÓ MON” MANG BAO Ý NGHĨA VỚI TRẺ EM VÙNG CAO

MIC – Giáo viên kể lại “4 trận giông lốc, mưa đá, xung quanh nhiều ngôi nhà thủng, tốc mái” riêng trường Bó Mon vẫn vững vàng giữa núi đồi. Chẳng còn cảnh ôm các con đi trú nhờ, cô trò giờ yên tâm dạy, học mặc ngoài kia mưa trút xuống từng cơn.

Nhớ lại những ngày gian khó, cô Trịnh Thu Trang (34 tuổi, giáo viên cắm bản ở điểm trường mầm non Bó Mon, xã Tú Nang, Yên Châu, Sơn La) cho biết hơn 60 trẻ 3 – 5 tuổi ở điểm trường đều là con em dân tộc Mông, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Những ngày mưa gió rét buốt, các con mang theo cơm, buổi trưa ở lại trường rồi đến chiều học tiếp.
Điểm trường tạm bợ, mưa chạy, ngày nắng thì rát mặt, bụi bay mù mịt nói chi đến không gian cũng như điều kiện để vui chơi, trải nghiệm hay thỏa sức sáng tạo cho trẻ giống chốn thị thành.
Cô Trang chia sẻ: “Trước kia chưa có trường, các cô mượn kho ngô của bà con cho các con học tạm. Cứ mưa là cô trò vác nhau chạy trú nhờ lớp tiểu học.”
Thấu hiểu nỗi vất vả của cô trò miền núi, một nhóm thiện nguyện đã phối hợp nhóm kiến trúc sư làm việc với chính quyền, Phòng Giáo dục – đào tạo huyện Yên Châu mong muốn trao tặng một điểm trường mới khang trang cho trẻ em vùng cao.
Hơn 6 tháng vừa lên ý tưởng vừa thi công, một ngôi trường đẹp như mơ giữa núi đồi Tây Bắc nhanh chóng được hoàn thiện: điểm trường Bó Mon, thuộc Trường mầm non Sao Mai.
Trong tiết trời nóng bức, vượt cung đường dài ngoằn ngoèo đầy sỏi đá, bụi tung mù mịt, chúng tôi đến điểm trường thăm các em.
Vừa đặt chân đến nơi, bóng mát mái trường ngả xuống như xua tan cái nóng. Dưới mái hiên, một tốp học sinh tiểu học vừa tan trường đứng đợi em mầm non ra về.
Cạnh đó là sân chơi, dưới tán cây xanh các bác các cô người Mông cũng tranh thủ đứng đợi con hết giờ.
Các cô giáo kể từ đầu năm nay, Yên Châu xảy ra rất nhiều vụ giông lốc, mưa đá. Xung quanh, nhiều ngôi nhà bị thủng, tốc mái, vậy mà điểm trường Bó Mon vẫn vững vàng, kiêu hãnh trước sự khắc nghiệt của mẹ thiên nhiên.
Chỉ mấy khóm hoa trước sân, cô Hoàng Thị Hiệp, cô giáo cắm bản, hào hứng khoe đợt dịch vừa rồi hai cô gieo khóm cúc Indo, nay đã ra hoa tím ngát đẹp mắt và lan nhanh khắp sân trường. Thêm mấy cây xoài mới trồng trước sân, chắc sang năm thôi sẽ sớm có quả ăn.
Từ ngày điểm trường mới được xây dựng, không chỉ cô trò mà bà con ba thôn xã Tú Nang ai cũng mừng, bởi không còn thấp thỏm lo lắng cho con cho cháu như trước.
Ông Thào A Xềnh nhớ lại trước bà con cho mượn kho ngô làm lớp học, nhưng đến trường vất vả quá, học sinh bỏ học suốt, hoặc chỉ học nửa buổi rồi về.
“Giờ có trường mới, mình yên tâm gửi con cả ngày để làm nương, không sợ nắng mưa nữa”, ông Xềnh bày tỏ.
Ngày các nhà hảo tâm lên xây trường mới cho con em, cả bản mừng lắm. Mỗi người một việc cùng hỗ trợ, chung tay với thầy cô giáo, tình nguyện viên, từ đào móng đến mang vác vật tư xây dựng qua những cung đường đèo ngoằn ngoèo hiểm trở.
Trưởng bản Thào A Thái cho biết từ ngày trường được xây dựng khang trang, bà con đồng bào dân tộc Mông yên tâm gửi gắm con em cho nhà trường, cho thầy cô để lo làm ăn, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.
“Bà con yên tâm, không còn lo nắng, mưa gió, các cô giáo cũng rất nhiệt tình với các em”, trưởng bản A Thái nói.
A Lử (5 tuổi), cậu bé người Mông nói khá sõi tiếng phổ thông, trả lời chúng tôi. A Lử rất thích chí khi được đến trường mới vui chơi cùng chúng bạn.
Ở điểm trường Bó Mon, A Lử và hơn 60 học sinh khác được chia thành hai lớp học. Cô Trịnh Thu Trang và cô Hoàng Thị Hiệp là hai cô giáo trẻ may mắn nhận nhiệm vụ về cắm bản dạy chữ ở Bó Mon khi trường vừa khánh thành.
Từng có thời gian cắm bản ở điểm trường trước đó, cô Trang thấu hiểu những gian nan, vất vả của con em đồng bào Mông trên con đường đến trường mỗi ngày.
Nay có trường có lớp mới, nhìn thấy gương mặt rạng ngời của những đứa trẻ, các cô giáo càng yên tâm hơn với hành trình gieo con chữ nơi bản làng xa xôi.
“Đây là lần thứ hai tôi lên cắm bản ở điểm trường, vui lắm vì nơi heo hút này đã có lớp học mới khang trang, có sân chơi rộng rãi thoải mái cho các con tha hồ vui chơi. Trường mát mùa hè, ấm hơn mùa đông, là động lực cho chúng tôi sáng tạo hơn trong phương pháp dạy học.
Giờ cô trò đều vui, phụ huynh phấn khởi tin tưởng cho con em ở lại học bán trú nên học sinh đi học đều hơn”, cô Trang trải lòng.
Theo: Tuổi trẻ 

SINH VIÊN PHÁP ĐẾN BÌNH ĐỊNH LÀM GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI DẠY MÔN TOÁN

Mathéo Vergnolle – đang trải qua kỳ thực tập ở Việt Nam trong vai trò giáo viên nước ngoài dạy toán tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tại Bình Định). Trước đó Mathéo Vergnolle là sinh viên ĐH Bách khoa Paris (École Polytechnique).

Mối quan hệ đối tác giữa Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) và ĐH Bách khoa Paris đã tạo tiền đề để lần đầu tiên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tại Bình Định) tiếp nhận sinh viên thực tập từ Pháp.
Ngoài Bình Định, bốn sinh viên khác của ĐH Bách khoa Paris cũng đang thực tập tại Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội và Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Một tiết dạy toán của thầy giáo nước ngoài Mathéo Vergnolle – Ảnh: NVCC

Mong ước của giáo viên nước ngoài 19 tuổi là đưa toán vào cuộc sống

Năm nay 19 tuổi, Mathéo kể bạn có hai năm theo chương trình dự bị ĐH (Preparatory Class for Great Schools – PCGS) trước khi đậu vào ĐH Bách khoa Paris – ngôi trường đào tạo kỹ sư nổi tiếng nhất nước Pháp. Mathéo tâm sự bạn yêu thích toán học và mong muốn thể hiện toán không chỉ gói gọn trong chữ cái, số và những công thức khô khan.
Từ tâm nguyện đó, Mathéo luôn nỗ lực để toán trở nên sinh động và trực quan trong những giờ lên lớp với học sinh. “Tôi cố gắng để các bạn học sinh thấy họ có thể áp dụng kiến thức toán đã học vào đời sống. Chẳng hạn một ngày nào đó, các bạn quyết định làm nghề lát gạch. Làm thế nào bạn xác định gạch mình lát có thẳng hàng hay không nếu chỉ dùng thước đo bằng ống nước? Câu trả lời là bạn nên học về hai mặt phẳng song song” – Mathéo giải thích thêm.
Ngoài ra, khi đứng lớp làm giáo viên nước ngoài tại Bình Định, Mathéo khuyến khích học sinh giải thích bài tập của mình cho các bạn cùng lớp. “Khi học ở Pháp, mỗi lần lên bảng giải bài tập, các giáo viên luôn bảo tôi và bạn học vừa giải toán vừa trình bày thật to các bước đang làm. Nhưng khó cho các bạn học sinh Việt Nam khi vừa viết đáp án, vừa trình bày nó bằng tiếng Anh. Chỉ có tiếng phấn ken két trên bảng khi học sinh giải bài tập. Khi tôi nhẹ nhàng bảo: “Này, em có thể nói được mà, làm ơn” thì các bạn mặt đỏ lên và cắm cúi viết tiếp”.
Là người giáo viên nước ngoài gần gũi, nhiệt huyết
Cậu sinh viên người Pháp này cho rằng nắm vững từ vựng toán bằng tiếng Anh là điều cần thiết. Đặc biệt với những bạn có ý định theo chuyên ngành toán ở ĐH. “Vì sách, tài liệu, bài giảng về toán phần lớn đều viết bằng tiếng Anh. Khi làm các dự án liên quan đến toán học, tôi đều phải liên tục tìm kiếm thông tin trên các website tiếng Anh” – Mathéo nói.
Khi được hỏi về sự đón nhận của học sinh tại Bình Định với thầy giáo trẻ từ Pháp, Mathéo kể rằng cuối các buổi học cậu thường được học sinh… mời chụp hình chung. “Không chắc mình có dạy toán tốt hay không, nhưng có vẻ nhiều bạn học sinh yêu mến mình” – Mathéo cười nói.
Thầy Võ Quốc Thành – giáo viên môn toán Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Bình Định) – cho biết Mathéo sẽ làm việc tại tổ toán của trường trong năm tháng (từ tháng 11-2019 đến hết tháng 3-2020). “Ngoài việc giảng dạy toán cho học sinh, Mathéo còn giúp đỡ anh em tổ toán nâng cao năng lực ngôn ngữ. Chương trình giao lưu giữa ĐH Bách khoa Paris với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn khởi nguồn từ ý tưởng của giáo sư Trần Thanh Vân – chủ tịch Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam (Pháp) và thầy hiệu trưởng cũ Phạm Quang Bắc”.
“Chúng tôi học được nhiều trong cách dạy toán của Mathéo. Bạn dạy rất tự nhiên, gần gũi học trò và rất chú tâm trong giảng dạy, nhiệt huyết trong việc làm” – thầy Thành nói thêm.
Sẽ dạy cho đội tuyển toán
Thầy Thành cho biết ngoài dạy toán, làm việc tại tổ toán, Mathéo còn tham gia giao lưu văn hóa và dành nhiều thời gian tiếp xúc với con người Việt Nam. “Hiện bạn đang dạy lớp chuyên toán, lớp phổ thông và sắp tới bạn dạy toán cho học sinh chuyên Anh, học sinh phổ thông và tiếp đó Mathéo sẽ dạy cho đội tuyển toán của trường. Giáo sư Trần Thanh Vân nói Mathéo là một trong những sinh viên xuất sắc của ĐH Bách khoa Paris” – thầy Thành chia sẻ.
Ảnh giáo viên nước ngoài Mathéo Vergnolle dạy chuyên Toán sau giờ giảng.
Rào cản tiếng Anh
Tiếng Anh là rào cản khiến nhiều lúc Mathéo không thể biến toán thành “bạn của mọi nhà”. Vì Mathéo không nói tiếng Việt nên “các bạn không những phải hiểu toán mà còn phải hiểu nó hoàn toàn bằng tiếng Anh, mà thỉnh thoảng mình lại nói tiếng Anh quá nhanh”. Mathéo cho hay tiếng Anh rất cần thiết, đặc biệt với những bạn có ý định học toán cao cấp ở ĐH.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
TÙNG LAM – THÁI THỊNH