Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

NGÔI TRƯỜNG MỚI “BÓ MON” MANG BAO Ý NGHĨA VỚI TRẺ EM VÙNG CAO

MIC – Giáo viên kể lại “4 trận giông lốc, mưa đá, xung quanh nhiều ngôi nhà thủng, tốc mái” riêng trường Bó Mon vẫn vững vàng giữa núi đồi. Chẳng còn cảnh ôm các con đi trú nhờ, cô trò giờ yên tâm dạy, học mặc ngoài kia mưa trút xuống từng cơn.

Nhớ lại những ngày gian khó, cô Trịnh Thu Trang (34 tuổi, giáo viên cắm bản ở điểm trường mầm non Bó Mon, xã Tú Nang, Yên Châu, Sơn La) cho biết hơn 60 trẻ 3 – 5 tuổi ở điểm trường đều là con em dân tộc Mông, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Những ngày mưa gió rét buốt, các con mang theo cơm, buổi trưa ở lại trường rồi đến chiều học tiếp.
Điểm trường tạm bợ, mưa chạy, ngày nắng thì rát mặt, bụi bay mù mịt nói chi đến không gian cũng như điều kiện để vui chơi, trải nghiệm hay thỏa sức sáng tạo cho trẻ giống chốn thị thành.
Cô Trang chia sẻ: “Trước kia chưa có trường, các cô mượn kho ngô của bà con cho các con học tạm. Cứ mưa là cô trò vác nhau chạy trú nhờ lớp tiểu học.”
Thấu hiểu nỗi vất vả của cô trò miền núi, một nhóm thiện nguyện đã phối hợp nhóm kiến trúc sư làm việc với chính quyền, Phòng Giáo dục – đào tạo huyện Yên Châu mong muốn trao tặng một điểm trường mới khang trang cho trẻ em vùng cao.
Hơn 6 tháng vừa lên ý tưởng vừa thi công, một ngôi trường đẹp như mơ giữa núi đồi Tây Bắc nhanh chóng được hoàn thiện: điểm trường Bó Mon, thuộc Trường mầm non Sao Mai.
Trong tiết trời nóng bức, vượt cung đường dài ngoằn ngoèo đầy sỏi đá, bụi tung mù mịt, chúng tôi đến điểm trường thăm các em.
Vừa đặt chân đến nơi, bóng mát mái trường ngả xuống như xua tan cái nóng. Dưới mái hiên, một tốp học sinh tiểu học vừa tan trường đứng đợi em mầm non ra về.
Cạnh đó là sân chơi, dưới tán cây xanh các bác các cô người Mông cũng tranh thủ đứng đợi con hết giờ.
Các cô giáo kể từ đầu năm nay, Yên Châu xảy ra rất nhiều vụ giông lốc, mưa đá. Xung quanh, nhiều ngôi nhà bị thủng, tốc mái, vậy mà điểm trường Bó Mon vẫn vững vàng, kiêu hãnh trước sự khắc nghiệt của mẹ thiên nhiên.
Chỉ mấy khóm hoa trước sân, cô Hoàng Thị Hiệp, cô giáo cắm bản, hào hứng khoe đợt dịch vừa rồi hai cô gieo khóm cúc Indo, nay đã ra hoa tím ngát đẹp mắt và lan nhanh khắp sân trường. Thêm mấy cây xoài mới trồng trước sân, chắc sang năm thôi sẽ sớm có quả ăn.
Từ ngày điểm trường mới được xây dựng, không chỉ cô trò mà bà con ba thôn xã Tú Nang ai cũng mừng, bởi không còn thấp thỏm lo lắng cho con cho cháu như trước.
Ông Thào A Xềnh nhớ lại trước bà con cho mượn kho ngô làm lớp học, nhưng đến trường vất vả quá, học sinh bỏ học suốt, hoặc chỉ học nửa buổi rồi về.
“Giờ có trường mới, mình yên tâm gửi con cả ngày để làm nương, không sợ nắng mưa nữa”, ông Xềnh bày tỏ.
Ngày các nhà hảo tâm lên xây trường mới cho con em, cả bản mừng lắm. Mỗi người một việc cùng hỗ trợ, chung tay với thầy cô giáo, tình nguyện viên, từ đào móng đến mang vác vật tư xây dựng qua những cung đường đèo ngoằn ngoèo hiểm trở.
Trưởng bản Thào A Thái cho biết từ ngày trường được xây dựng khang trang, bà con đồng bào dân tộc Mông yên tâm gửi gắm con em cho nhà trường, cho thầy cô để lo làm ăn, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.
“Bà con yên tâm, không còn lo nắng, mưa gió, các cô giáo cũng rất nhiệt tình với các em”, trưởng bản A Thái nói.
A Lử (5 tuổi), cậu bé người Mông nói khá sõi tiếng phổ thông, trả lời chúng tôi. A Lử rất thích chí khi được đến trường mới vui chơi cùng chúng bạn.
Ở điểm trường Bó Mon, A Lử và hơn 60 học sinh khác được chia thành hai lớp học. Cô Trịnh Thu Trang và cô Hoàng Thị Hiệp là hai cô giáo trẻ may mắn nhận nhiệm vụ về cắm bản dạy chữ ở Bó Mon khi trường vừa khánh thành.
Từng có thời gian cắm bản ở điểm trường trước đó, cô Trang thấu hiểu những gian nan, vất vả của con em đồng bào Mông trên con đường đến trường mỗi ngày.
Nay có trường có lớp mới, nhìn thấy gương mặt rạng ngời của những đứa trẻ, các cô giáo càng yên tâm hơn với hành trình gieo con chữ nơi bản làng xa xôi.
“Đây là lần thứ hai tôi lên cắm bản ở điểm trường, vui lắm vì nơi heo hút này đã có lớp học mới khang trang, có sân chơi rộng rãi thoải mái cho các con tha hồ vui chơi. Trường mát mùa hè, ấm hơn mùa đông, là động lực cho chúng tôi sáng tạo hơn trong phương pháp dạy học.
Giờ cô trò đều vui, phụ huynh phấn khởi tin tưởng cho con em ở lại học bán trú nên học sinh đi học đều hơn”, cô Trang trải lòng.
Theo: Tuổi trẻ 

SINH VIÊN PHÁP ĐẾN BÌNH ĐỊNH LÀM GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI DẠY MÔN TOÁN

Mathéo Vergnolle – đang trải qua kỳ thực tập ở Việt Nam trong vai trò giáo viên nước ngoài dạy toán tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tại Bình Định). Trước đó Mathéo Vergnolle là sinh viên ĐH Bách khoa Paris (École Polytechnique).

Mối quan hệ đối tác giữa Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) và ĐH Bách khoa Paris đã tạo tiền đề để lần đầu tiên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tại Bình Định) tiếp nhận sinh viên thực tập từ Pháp.
Ngoài Bình Định, bốn sinh viên khác của ĐH Bách khoa Paris cũng đang thực tập tại Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội và Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Một tiết dạy toán của thầy giáo nước ngoài Mathéo Vergnolle – Ảnh: NVCC

Mong ước của giáo viên nước ngoài 19 tuổi là đưa toán vào cuộc sống

Năm nay 19 tuổi, Mathéo kể bạn có hai năm theo chương trình dự bị ĐH (Preparatory Class for Great Schools – PCGS) trước khi đậu vào ĐH Bách khoa Paris – ngôi trường đào tạo kỹ sư nổi tiếng nhất nước Pháp. Mathéo tâm sự bạn yêu thích toán học và mong muốn thể hiện toán không chỉ gói gọn trong chữ cái, số và những công thức khô khan.
Từ tâm nguyện đó, Mathéo luôn nỗ lực để toán trở nên sinh động và trực quan trong những giờ lên lớp với học sinh. “Tôi cố gắng để các bạn học sinh thấy họ có thể áp dụng kiến thức toán đã học vào đời sống. Chẳng hạn một ngày nào đó, các bạn quyết định làm nghề lát gạch. Làm thế nào bạn xác định gạch mình lát có thẳng hàng hay không nếu chỉ dùng thước đo bằng ống nước? Câu trả lời là bạn nên học về hai mặt phẳng song song” – Mathéo giải thích thêm.
Ngoài ra, khi đứng lớp làm giáo viên nước ngoài tại Bình Định, Mathéo khuyến khích học sinh giải thích bài tập của mình cho các bạn cùng lớp. “Khi học ở Pháp, mỗi lần lên bảng giải bài tập, các giáo viên luôn bảo tôi và bạn học vừa giải toán vừa trình bày thật to các bước đang làm. Nhưng khó cho các bạn học sinh Việt Nam khi vừa viết đáp án, vừa trình bày nó bằng tiếng Anh. Chỉ có tiếng phấn ken két trên bảng khi học sinh giải bài tập. Khi tôi nhẹ nhàng bảo: “Này, em có thể nói được mà, làm ơn” thì các bạn mặt đỏ lên và cắm cúi viết tiếp”.
Là người giáo viên nước ngoài gần gũi, nhiệt huyết
Cậu sinh viên người Pháp này cho rằng nắm vững từ vựng toán bằng tiếng Anh là điều cần thiết. Đặc biệt với những bạn có ý định theo chuyên ngành toán ở ĐH. “Vì sách, tài liệu, bài giảng về toán phần lớn đều viết bằng tiếng Anh. Khi làm các dự án liên quan đến toán học, tôi đều phải liên tục tìm kiếm thông tin trên các website tiếng Anh” – Mathéo nói.
Khi được hỏi về sự đón nhận của học sinh tại Bình Định với thầy giáo trẻ từ Pháp, Mathéo kể rằng cuối các buổi học cậu thường được học sinh… mời chụp hình chung. “Không chắc mình có dạy toán tốt hay không, nhưng có vẻ nhiều bạn học sinh yêu mến mình” – Mathéo cười nói.
Thầy Võ Quốc Thành – giáo viên môn toán Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Bình Định) – cho biết Mathéo sẽ làm việc tại tổ toán của trường trong năm tháng (từ tháng 11-2019 đến hết tháng 3-2020). “Ngoài việc giảng dạy toán cho học sinh, Mathéo còn giúp đỡ anh em tổ toán nâng cao năng lực ngôn ngữ. Chương trình giao lưu giữa ĐH Bách khoa Paris với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn khởi nguồn từ ý tưởng của giáo sư Trần Thanh Vân – chủ tịch Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam (Pháp) và thầy hiệu trưởng cũ Phạm Quang Bắc”.
“Chúng tôi học được nhiều trong cách dạy toán của Mathéo. Bạn dạy rất tự nhiên, gần gũi học trò và rất chú tâm trong giảng dạy, nhiệt huyết trong việc làm” – thầy Thành nói thêm.
Sẽ dạy cho đội tuyển toán
Thầy Thành cho biết ngoài dạy toán, làm việc tại tổ toán, Mathéo còn tham gia giao lưu văn hóa và dành nhiều thời gian tiếp xúc với con người Việt Nam. “Hiện bạn đang dạy lớp chuyên toán, lớp phổ thông và sắp tới bạn dạy toán cho học sinh chuyên Anh, học sinh phổ thông và tiếp đó Mathéo sẽ dạy cho đội tuyển toán của trường. Giáo sư Trần Thanh Vân nói Mathéo là một trong những sinh viên xuất sắc của ĐH Bách khoa Paris” – thầy Thành chia sẻ.
Ảnh giáo viên nước ngoài Mathéo Vergnolle dạy chuyên Toán sau giờ giảng.
Rào cản tiếng Anh
Tiếng Anh là rào cản khiến nhiều lúc Mathéo không thể biến toán thành “bạn của mọi nhà”. Vì Mathéo không nói tiếng Việt nên “các bạn không những phải hiểu toán mà còn phải hiểu nó hoàn toàn bằng tiếng Anh, mà thỉnh thoảng mình lại nói tiếng Anh quá nhanh”. Mathéo cho hay tiếng Anh rất cần thiết, đặc biệt với những bạn có ý định học toán cao cấp ở ĐH.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
TÙNG LAM – THÁI THỊNH

GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI DẠY BƠI TẠI HUẾ SUỐT MƯỜI MẤY NĂM KHÔNG LƯƠNG

Graham Buckley – Giáo viên nước ngoài dạy bơi không lương suốt mười mấy năm, anh vẫn nói quyết định chính xác với bản thân mình: được sống ở Huế, thỏa lòng mê Huế, được gặp “nửa còn lại” có cùng niềm mê cố đô. Đến nay, vợ chồng họ vẫn quyết “cắm” luôn ở Huế.

Giáo viên nước ngoài đã và đang làm việc dạy bơi không lương trong nhiều năm

Đó là Graham Buckley – chàng trai người Anh, sáng lập viên và là giám đốc Tổ chức nhân đạo Hue Help chuyên dạy bơi miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên dạy bơi. Người vợ Hoàng Thị Liễu đồng hành cùng chồng từ gần 5 năm nay…
Tiếp chúng tôi tại trụ sở Hue Help trên đường Tạ Quang Bửu trong kinh thành Huế, Graham rất vui vẻ. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tiếp anh bàn việc tiếp tục triển khai dự án bơi an toàn tại tỉnh. Niềm vui cũng phải, bởi website của tỉnh này nêu rõ lãnh đạo tỉnh “ghi nhận và cảm ơn Tổ chức Hue Help đã có những hoạt động thiết thực dành cho trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua, đồng thời khẳng định chính quyền tỉnh sẽ tạo điều kiện tốt nhất để Hue Help triển khai các hoạt động và dự án…”.
Theo UBND tỉnh, từ năm 2016 đến nay, hơn 3.000 học sinh và hơn 100 giáo viên tiểu học tỉnh này được Hue Help dạy bơi và tập huấn dạy bơi. “Các hoạt động (của Hue Help) đã góp phần giảm thiểu tình trạng tử nạn ở trẻ em do đuối nước, nhất là vào mùa hè và mùa mưa lũ” – bản tin khẳng định. “Vậy là chúng mình được tiếp tục làm việc yêu thích nhất ở Huế thêm vài năm nữa” – anh nắm tay vợ với nụ cười trìu mến.
Mọi việc bắt đầu vào năm 2006, tổ chức thiện nguyện mà anh làm việc ở nước Anh đã phân Graham Buckley đến Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) để dạy bơi cho trẻ em. Sự cố vào phút cuối, anh bất ngờ được chuyển ra Huế để làm giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ nghèo ở Trung tâm tiếng Anh thanh thiếu nhi tỉnh này.
Việc làm giáo viên bản ngữ thuận lợi nhưng chàng trai vốn gắn liền cuộc đời với bơi lội từ nhỏ thấy kém hứng thú. “Cái khó ló cái khôn”, anh quan sát và nhận ra nhiều trẻ em chỗ anh dạy, cả cuộc sống, sinh hoạt, học hành còn thiếu thốn trăm bề. Thế là anh cùng một số bạn bè quyết định thành lập một quỹ thiện nguyện. Cuối năm 2006, Tổ chức nhân đạo Hue Help ra đời.
Một lần tình cờ anh đọc được thông tin tình trạng trẻ đuối nước ở Việt Nam rất cao, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Càng tìm hiểu, anh càng rùng mình vì con số đuối nước trẻ em quá nghiêm trọng… Thế là anh liên hệ với một tổ chức chuyên dạy học bơi ở Anh, hỗ trợ dạy bơi cho các học sinh tiểu học và tập huấn bơi cho giáo viên dạy bơi để giảm thiểu tình trạng này.
Từ một vài trường ở Thừa Thiên Huế, việc dạy bơi được mở rộng triển khai ra nhiều tỉnh thành. Anh nói con số hơn 11.000 học sinh và khoảng 500 giáo viên đã được Hue Help tổ chức dạy bơi, tập huấn dạy bơi và an toàn nước ở các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa xem ra quá ít ỏi so với nhu cầu thực tế. Nó chiếm tỉ lệ quá nhỏ so với ước muốn cũng là slogan: “Chúng tôi mơ đến một ngày không còn trẻ tử vong do đuối nước ở Việt Nam”.
“Mà bạn biết không, với vị trí giám đốc Hue Help, tôi làm việc không lương mười mấy năm ở đây rồi đó” – Graham Buckley nói trong sự trố mắt ngạc nhiên của chúng tôi: “Không lương, anh sống bằng gì?”. Anh ví công việc tuy “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” nhưng lại làm anh rất thích và rất vui vì giúp được nhiều người. Lý do anh không nhận lương, bởi Hue Help là tổ chức thiện nguyện thành lập ở Anh, theo đúng luật thì người quản lý không được nhận lương. Điều này cũng khiến anh bằng lòng, bởi lẽ thực hiện đúng như ban đầu: Hue Help thành lập để hỗ trợ người khác chứ không phải để tạo việc làm cho chính mình.
“Còn sống bằng gì ư? Nếu ai có nhu cầu hãy gọi cho tôi” – anh vừa nói vừa giới thiệu về Công ty VSTC chuyên đào tạo cứu hộ và sơ cấp cứu liên quan đến bơi lội, thành lập từ năm 2016 do anh làm giám đốc điều hành.

Chàng trai người Anh yêu Huế trước khi yêu nhau

Có một điều thú vị khác về đôi vợ chồng đang ngồi tiếp chuyện chúng tôi: họ cùng yêu Huế và nguyện sống ở Huế trước khi gặp nhau, yêu nhau. Graham Buckley vốn ảnh hưởng mẹ nên ăn chay trường từ bé. Anh từng đi rất nhiều nơi, gặp khá nhiều khó khăn, bất tiện bởi việc ăn chay trường này. Khi vừa đặt chân đến Huế, điều gây ngạc nhiên và thích thú nhất của vùng đất với anh chính là “thiên đường món chay”. Thậm chí, vào hầu hết quán ăn mặn nào trong thành phố anh cũng đều được đáp ứng món chay nếu có yêu cầu, điều hiếm có ở hầu hết nơi khác trên thế giới.
Vợ của giáo viên nước ngoài Graham Buckley vui cười cùng em bé 2 tháng tuổi.
Thời gian đầu anh được bố trí ở trong một gia đình có ba người con trai, được “bố mẹ” xem như người con thứ tư trong nhà khiến anh vô cùng cảm động và thích thú. Tình yêu dành cho thành phố cổ kính, không xô bồ và hài hòa với tự nhiên cứ thế lớn dần. “Ban đầu tôi chưa có ý định chọn Huế ở lâu nhưng Huế cứ thấm vào mình, đi đâu xa cũng thấy nhớ, khi về lại thì cứ như được trở về nhà” – Graham cho biết.
Với người vợ Hoàng Thị Liễu, chị cho biết ghé Huế lần đầu khi còn học năm 3 đại học ngành du lịch. Hồi ấy, trên hành trình chuyến thực tế từ Hà Nội vào đến Quảng Nam, mỗi tỉnh đều được ghé ở 1-2 ngày. Khi ở lại Huế, cô gái Hà Nội yêu ngay vùng đất cố đô từ “cái nhìn đầu tiên” và nung nấu quyết tâm chọn làm nơi sống sau này. Quyết tâm mãnh liệt đến mức năm cuối đại học, Liễu nói dối gia đình đi học tiếng Anh nhưng thực chất đi làm thêm, dồn tiền để vào Huế tìm việc.
Ngay sau khi tốt nghiệp, chị được toại nguyện ở Huế với công việc nhân viên siêu thị. Một lý do riêng khiến sau đó chị phải chuyển về Hà Nội làm ngành hàng không. Năm 2015, ước muốn “sống đời với Huế” lại được thỏa nguyện khi chị bắt gặp thông tin tuyển dụng nhân sự của Tổ chức Hue Help. Hai tâm hồn mê Huế gặp nhau, tìm đến nhau và quyết định nên duyên vợ chồng vào tháng 10-2016. “Cả hai yêu Huế trước khi yêu nhau chứ không phải người này ở Huế vì người kia” – chị Hoàng Thị Liễu nhìn sang chồng khẳng định và nhận được cái gật đầu âu yếm…
Vợ chồng Graham Buckley hiện đang khá bận rộn với em bé vừa được 2 tháng tuổi. Người chồng thì tiếp tục bận bịu hơn với kế hoạch dạy bơi cho 1.000 học sinh tiểu học ở Huế sắp tới. Nhiều dự án liên quan đến an toàn nước cũng đang được Hue Help gấp rút chuẩn bị thực hiện tại Hà Nội cùng các tỉnh thành khác. Và Graham vẫn tiếp tục vai trò quản lý, làm việc không lương.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Thái Lộc

ƯỚC MƠ TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CỦA CÔ HỌC TRÒ NGHÈO TỈNH HÀ NAM

MIC – Mơ ước trở thành giáo viên tiếng Anh để dạy học cho những em có hoàn cảnh như mình tại tỉnh Hà Nam, cô học trò mồ côi cha Nguyễn Thị Kim Hồng đã vượt lên nhiều khó khăn trong cuộc sống để trở thành tân sinh viên ngành ngôn ngữ.

Từ nhỏ, Hồng (quê ở Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã nuôi ước mơ thi đỗ đại học để trở thành giáo viên dạy tiếng Anh. Vì cô học trò Kim Hồng luôn nghĩ, nhà mình nghèo thì chỉ có con đường học tập mới cô học trò Kim Hồng nên em quyết tâm học.
Giờ đây, Hồng đã đến gần hơn với ước mơ của mình khi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2019 em trúng tuyển vào ngành Ngôn ngữ tiếng Anh, Đại học Thương Mại với số điểm 3 môn là  22,7 điểm.
Hồng nói, khi biết tin đỗ đại học em vui lắm mặc dù còn nhiều khó khăn phía trước đặc biệt là vấn đề về kinh tế.
Cô học trò nghèo Kim Hồng luôn ước mong được làm giáo viên tiếng anh để có một tương lai tươi sáng hơn. (Ảnh: Hồng cùng mẹ và em trai)
Qua chia sẻ với phóng viên, tôi được biết, bố Hồng trước đây làm thợ mộc thuê, mẹ đi gánh gạch thuê và làm ruộng tại tỉnh Hà Nam. Nhưng 3 năm trước, bố bắt đầu bị hoại tử 2 chỏm xương đùi, không thể đi lại được, rồi mờ cả hai mắt.
Tìm mọi cách chữa bệnh cho bố, mẹ đã phải vay mượn khắp nơi để có tiền thay 2 khớp và 2 mắt cho bố. Nhưng đến năm 2019, bố lại bị lao phổi rồi thêm quá nhiều bệnh như xơ gan, dạ dày, suy thận, ngày 13/8/2019 bố mất.
Hồng ngậm ngùi, sự ra đi của bố là mất mát lớn của cuộc đời em, nhưng em may mắn còn mẹ và được lớn lên trong tình yêu thương và sự lam lũ của mẹ. Em luôn nghĩ, nhà mình nghèo thì chỉ có con đường học tập mới mong có tương lai tươi sáng hơn nên em quyết tâm học.
Qua lời Hồng kể, tôi biết được rằng, thời điểm bố ốm và mất đi để lại món nợ 350 triệu đồng ở ngân hàng và các khoản nợ của họ hàng trong khi mẹ của Hồng cũng bị đau cột sống, rối loạn tiền đình, thuốc thang thường xuyên nên điều kiện gia đình rất vất vả.
Oái oăm thay, khi 3 mẹ con chỉ trông vào 2 sào ruộng và nuôi 3 con lợn nái nhưng từ năm ngoái đến năm nay dịch bệnh tả lợn châu Phi hoành hành nên hoàn cảnh lại ngày càng khó khăn.
Mặc dù vậy, mẹ Hồng vẫn luôn động viên 2 con học tập. Đó chính là lý do dù không đạt được nhiều thành tích vượt trội trong 12 năm học nhưng cô học trò giàu nghị lực ấy vẫn kiên trì nuôi dưỡng mơ ước vào đại học và trở thành cô giáo.
Để có tiền nuôi 2 con ăn học, mẹ của Hồng đang đi đánh giấy ráp thuê cho một nhà ở trong làng với thu nhập hơn 100.000 đồng/ ngày.
Đến khi chính thức bước vào những năm tháng sinh viên, trò chuyện với tôi, Hồng tâm sự: Hiện tại việc học của em cũng khá vất vả bởi khả năng tiếng Anh cũng như cách phát âm chưa chuẩn trong khi các thầy cô đều giảng bằng tiếng Anh và sinh viên phải đáp lại bằng ngôn ngữ này.
“Em đang nỗ lực hết mình bằng cách dành nhiều thời gian học ở nhà và tham gia học ở một trung tâm tiếng Anh ở tỉnh Hà Nam với mong muốn cải thiện khả năng của mình”, Hồng nói.
Được biết, Hồng là một trong những sinh viên được trường Đại học Thương Mại hỗ trợ 100% học phí trong năm đầu tiên và miễn phí ký túc xá.
Chính điều này khiến Hồng càng có thêm động lực, tiếp tục theo đuổi đam mê của mình và Hồng tự nhủ sẽ cố gắng học tập để đạt học bổng trong các năm sau.
Con đường đi tới tương lai của em vẫn còn nhiều khó khăn, song bằng nghị lực vượt khó và quyết tâm theo đuổi ước mơ và tấm lòng của mình, tôi tin chắc chắn rằng cô học trò Nguyễn Thị Kim Hồng sẽ đạt được điều mình mong muốn.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Thùy Linh

QUẢNG NAM: ‘TRẢI THẢM’ ĐÓN THẦY CÔ GIÁO VIÊN GIỎI

MIC – Trong ngày 10-4 vừa qua Sở GD-ĐT Quảng Nam đã tiếp nhận 20 giáo viên trong diện này chính thức giảng dạy ở các trường THPT. Tỉnh giữ đúng lời hứa với những học trò xuất sắc từng mơ ước cầm phấn đứng trên bục giảng.

Tỉnh Quảng Nam tuyển người giỏi cho nghề dạy học

Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam Hà Thanh Quốc cho biết đợt xét tuyển viên chức sư phạm lần đầu tiên để lựa sinh viên “hạng ưu” này tỉnh thu hút được 24 hồ sơ, có 20 người đã được chọn làm giáo viên. Cụ thể, 10 người được phân bổ về Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông (Hội An), 7 người tại Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tam Kỳ), còn lại về các trường THPT Tiểu La (Thăng Bình), Sào Nam (Duy Xuyên).
“Số không được chọn không phải năng lực kém, mà tất cả các em học cực giỏi. Nhưng vì các lý do như ốm đau, thí sinh đến trễ nên chúng tôi chỉ lấy được 20 em, đúng ra phải lấy hết vì học lực giỏi như thế mà theo sư phạm thì không phải chuyện đơn giản” – ông Quốc nói.
Ông Quốc cho biết để được xét tuyển, một bộ tiêu chí rất cao được đưa ra. Tỉnh thành lập hội đồng xét tuyển, vấn đáp trực tiếp và phúc tra kỹ lưỡng. Mục đích cuối cùng là làm sao tuyển được người giỏi cho nghề dạy học.
Cô Trần Thị Ngọc Tuyết – giáo viên tiếng anh Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông – là một trong 20 ứng viên vừa được tiếp nhận tại Quảng Nam – Ảnh: BÁ DŨNG
Trong danh sách 20 nhà giáo trẻ “hạng ưu” được tỉnh nhận quyết định bố trí công việc tại Quảng Nam hôm 10-4, nhiều người đã bất ngờ trước việc một cô giáo tiếng anh trẻ từng là á khoa đầu vào và là thủ khoa đầu ra một trường ĐH. Cô cũng đã được nhận vào một trường cấp III tại TP Đà Nẵng.

Quyết định của cô giáo tiếng Anh trẻ là quay về nơi mình lớn lên

Cô giáo trẻ đó là Trần Thị Ngọc Tuyết. Sáng 14-4, Tuyết cùng 10 đồng nghiệp về Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông (Hội An) ra mắt các thầy cô giáo, nhận quyết định tiếp nhận công việc mới. Tuyết cho biết ngay khi còn học cấp III, thấy học lực tốt của Tuyết nên nhiều thầy cô giáo đã động viên, định hướng Tuyết theo học sư phạm.
Khi qua lớp 12, Tuyết mạnh dạn đăng ký thi vào Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) và giành vị trí á khoa. Không dừng lại ở đây, ngày nhận bằng tốt nghiệp ĐH, cô gái Hội An này còn tiếp tục giành vị trí thủ khoa ngành tiếng Anh.
Năm 2018, trong kỳ thi tuyển viên chức ngành giáo dục của TP Đà Nẵng, Tuyết đã gửi hồ sơ và được nhận vào dạy tiếng Anh ở Trường THPT Võ Chí Công. Tuy nhiên, mới đây khi kiểm tra hồ sơ các ứng viên gửi đến đăng ký đầu quân cho Sở GD-ĐT Quảng Nam, các thầy cô đã rất bất ngờ khi có tên của Tuyết. Cô giáo trẻ cười rồi bảo: “Em đã hứa sẽ về thì bằng cách này hay cách khác em sẽ về bằng được. Em vẫn nhớ như in từng lời thầy cô đã động viên khi em còn học cấp III, nên kể cả khi đã có việc ở Đà Nẵng thì thâm tâm em vẫn muốn quay về nơi mình đi học, lớn lên” – Tuyết nói.
Nhưng không riêng Tuyết có hồ sơ “khủng”, tất cả 20 giáo viên được tỉnh Quảng Nam xét đợt này đều ít nhất tốt nghiệp trường chuyên, từng đoạt giải cao trong các kỳ thi Olympic dành cho học sinh THPT, có người đã được mời gọi trong các suất học bổng danh giá ở các nước khi đang học lớp 11, 12. Nhưng tất cả đã đi theo một ngã rẽ mà “không ai có thể đoán định”: theo nghề giáo, nuôi ước mơ đứng trên bục giảng.
Làng bích họa Tam Thanh của tỉnh Quảng Nam

Đề án trọng dụng nhân tài của tỉnh Quảng Nam

Buổi lễ trao quyết định cho 20 nhà giáo trẻ được Sở GD-ĐT Quảng Nam tổ chức hôm 10-4 lẫn nhiều cảm xúc. Nhiều giáo viên trẻ sau nhiều năm miệt mài học hành với động lực lời hứa của các thầy cô giáo, nay họ đã được vẹn tròn mong ước.
Để có buổi lễ này, giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam Hà Thanh Quốc đã thuyết trình đề án trọng dụng nhân tài, thu hút và lôi kéo học sinh giỏi theo ngành sư phạm và được tỉnh Quảng Nam đồng ý cho thực hiện từ nhiều năm trước. Các học sinh được nhận quyết định lần này đã được ông Quốc cùng thầy cô các trường theo dõi, lọc lựa và “làm công tác tư tưởng” từ ngày còn ngồi ghế trường cấp III. Các em không hình dung được rằng hồ sơ học tập của mình đã được đưa lên sở và cấp thành một bộ riêng để theo dõi.
Tại buổi lễ trao quyết định đó, ngoài việc chúc mừng các nhà giáo trẻ – những đồng nghiệp của mình, ông Hà Thanh Quốc cùng hiệu trưởng và các giáo viên cơ yếu của Sở GD-ĐT Quảng Nam cũng nói rằng “các thầy đã thực hiện xong lời hứa”. “Tôi muốn khen ngợi các em ở lòng dũng cảm, các em đã không bỏ cuộc khi bối cảnh thi đầu vào sư phạm đã “nhạt nhẽo” và bão hòa tới mức buồn tủi. Các em học giỏi, có rất nhiều cơ hội mở rộng phía trước nhưng đã theo lý tưởng cao cả để phấn đấu trở thành người dạy chữ” – ông Quốc xúc động.
Thầy Lê Thành Vinh – hiệu trưởng THPT chuyên Lê Thánh Tông – nói rằng không chỉ thầy mà tất cả giáo viên cấp III trên toàn tỉnh nhiều năm nay ngoài việc dạy còn được giao nhiệm vụ “bí mật” khác: đó là theo dõi học trò, em nào có năng khiếu sư phạm, học giỏi, đoạt giải cao sẽ được lập hồ sơ và đưa về Sở GD-ĐT. Sở sẽ lên danh sách và theo dõi suốt quá trình vào ĐH để mời gọi những sinh viên diện này về đầu quân cho sở.
“Đợt này trường tôi nhận được 10 giáo viên về dạy để bổ sung đội ngũ. Tất cả đều là những em được theo dõi từ ngày học cấp III, thành tích học tập vượt trội và đam mê nghề giáo. Đây chính là đội ngũ kế cận tuyệt vời, là những hạt giống tốt để nảy nở thành quả ngọt sau này” – thầy Vinh nói.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Thái Bá Dũng

BẮT TRƯỚC GIÁO VIÊN BẢN NGỮ QUA CHIẾC GƯƠNG CỦA HỌC TRÒ 10X

MIC – Ở trường vùng cao ít giáo viên bản ngữ quá, cậu học trò 10X ở Lào Cai nảy ra ý tưởng luyện phát âm qua… chiếc gương ở nhà. Em nói học tiếng Anh ở trên này không có điều kiện học tập như ở dưới xuôi.

Năm 2018, Vũ Nhật Nam đoạt giải ba bảng học sinh Hội thi Olympic tiếng Anh toàn quốc – Ảnh: NVCC
Tự nói chuyện với mình trong gương, bắt chước người bản ngữ hoặc dùng ứng dụng điện thoại (trợ lý ảo) là cách để cậu luyện tiếng Anh.

Tự học tiếng Anh mà em có thành tích đáng nể

Với số điểm 870, Vũ Nhật Nam (18 tuổi, Trường THPT số 1 Bảo Yên, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) là một trong 10 thí sinh lọt vào bảng học sinh – vòng chung kết Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ 3 với thông điệp “Chinh phục IELTS”. Cuộc thi do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.
“Từ cấp II đến nay mình hoàn toàn tự học, kể cả nói và phát âm tiếng Anh. Ở huyện vùng cao, việc tiếp xúc, nói chuyện với giáo viên bản ngữ càng ít hơn, do đó học tiếng Anh càng khó. Mình hay xem video trên mạng và là fan ruột của nhạc Âu Mỹ. Xem, nghe rồi mình bắt chước giọng nói của họ”, Nam chia sẻ.
Bí kíp của Nam là khi học tiếng Anh luôn coi mình như một đứa trẻ. Không được học sách vở, ngữ pháp ngay từ đầu mà đứa trẻ ấy phải bắt chước giọng nói của người bản ngữ để nói tiếng Anh sao cho thật tự nhiên.
Nam nhớ, đam mê tiếng Anh bắt đầu từ những tiết học trên lớp với nhiều trò chơi lý thú. Kể từ đó về nhà Nam thường đứng trước gương tập nói. “Mình tự nói với mình trong gương, bắt chước người bản xứ. Thỉnh thoảng bật Google dịch hoặc sử dụng ứng dụng trên điện thoại (trợ lý ảo) trên iPhone để xem những công cụ đó có nhận ra giọng nói của mình không”, Nam bộc bạch.

Coi tiếng Anh như sở thích của mình chứ không vùi đầu vào sách vở

Điều khiến Nam thấy tâm đắc nhất là học tiếng Anh giúp bạn khám phá được rất nhiều nội dung mới qua phim ảnh, sách vở, chưa kể còn giúp tìm tòi thêm tài liệu phục vụ cho các môn học khác. Nam chia sẻ hầu hết tài liệu hay đều được viết bằng tiếng Anh nên phải khai thác triệt để, phải luyện tiếng Anh thật tốt để khai thác được tài liệu quý.
“Có lẽ là đam mê – Nam quả quyết – Mình nghĩ môn học nào cũng vậy thôi, nếu thực sự yêu thích, đam mê, “học mà chơi, chơi mà học”, coi tiếng Anh như sở thích của mình chứ không vùi đầu vào sách vở”.
Liên tiếp hai năm liền, Vũ Nhật Nam đều có mặt vào vòng chung kết Olympic tiếng Anh (lần 2, lần 3). Năm 2018, Nam đoạt giải ba bảng học sinh Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc. Qua cuộc thi được cọ xát với nhiều bạn trẻ khắp mọi miền Tổ quốc, cậu bạn chia sẻ nhờ đó các thí sinh cùng nhau rèn tiếng Anh, tìm ra điểm mạnh – điểm yếu của bản thân và biết được trình độ thế nào để tự định hướng đường đi dài hơi với tiếng Anh.
“Ngoài đánh giá kỹ năng ngữ pháp, từ vựng khá chuyên sâu, hội thi còn đánh giá kỹ năng nói và bài thuyết trình. Bản thân mình rất thích nói tiếng Anh nên đăng ký suốt 2 năm, năm nay có nâng cao hơn về độ khó. Khác biệt duy nhất là năm nay chúng mình không thi tập trung do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhưng vừa rồi tham gia thi thử, mình thấy cuộc thi áp dụng công nghệ thông tin tốt hơn, thậm chí áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào đánh giá phát âm”, Vũ Nhật Nam chia sẻ.
Theo: Hà Thanh

THẦY CÔ GIÁO VIÊN VƯỢT HÀNG CHỤC KM DẠY HỌC CHO SINH VIÊN CAMPUCHIA VỀ CÁCH LY

MIC – Nhiều thầy cô giáo viên vượt hàng chục cây số để dạy học cho các em trở về từ Campuchia. Có 6 học sinh Việt kiều ở Campuchia đã tình nguyện về Việt Nam để cách ly và tiếp tục con đường học tập nhằm thi tốt nghiệp THPT quốc gia sắp tới.

Giáo viên Trường THPT Quốc Thái vượt hơn 20km đến khu cách ly tập trung dạy lớp học ‘đặc biệt’ cho 6 em học sinh Việt kiều từ Campuchia về tự nguyện cách ly để học – Ảnh: N.D.
Ngày 12-5, ông Trương Phú Vĩnh – hiệu trưởng Trường THPT Quốc Thái, huyện An Phú, An Giang – cho biết từ ngày 11-5 đến nay trường tổ chức “lớp học đặc biệt” cho 6 em học sinh lớp 12 từ Campuchia tình nguyện về Việt Nam cách ly để học tiếp chương trình lớp 12.
Theo ông Vĩnh, toàn Trường THPT Quốc Thái có 69 em học sinh Việt kiều từ Campuchia theo học tại các khối lớp của trường.
Riêng khối 12 có 21 em theo học nhưng chỉ có 6 em tự nguyện đăng ký về cách ly, đa số các em này là học sinh thuộc diện học lực trung bình, khá. Hằng ngày trường tổ chức cho thầy cô giáo viên đi từ trường đến trường thị trấn An Phú để dạy học buổi sáng cho các em.
“Khi nào hết cách ly trường sẽ dạy bổ sung 2 buổi/ngày. Còn hiện tại giáo viên vừa dạy trực tuyến vừa dạy thêm ở trường nên các thầy cô cũng gặp khó khăn. Dù vậy, chúng tôi cũng vận động thầy cô giáo viên cố gắng đi dạy trong khu cách ly cho các em đủ kiến thức vì từ Trường THPT Quốc Thái xuống điểm cách ly hơn 20km” – ông Vĩnh nói.
Lãnh đạo UBND huyện An Phú cho biết khi các em này nhập cảnh vào Việt Nam liền được đưa đến khu cách ly tập trung, và thầy cô giáo được bố trí vào khu vực cách ly để dạy cho các em học tập.
Theo: Bửu Đấu