Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI KHUYẾN KHÍCH DÙNG PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ NGHE NHÌN

MIC – Nhiều giáo viên nước ngoài làm việc tại HCM đã khuyến khích bên kết hợp việc giảng dạy với các thiết bị nghe nhìn. Khi Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu giáo viên bản ngữ không được sử dụng các thiết bị nghe – nhìn như cassette, CD, bảng tương tác… để nghe nhạc, xem video trong giờ dạy.

Việc cấm nói trên, theo Sở GD-ĐT TP.HCM, nhằm cho học sinh có cơ hội tương tác, thực hành tiếng Anh với giáo viên bản ngữ. Trong khi đó, các giáo viên bản ngữ lại cho rằng điều cấm này là vô lý.
Nhằm góp thêm một góc nhìn, đội ngũ giáo viên quốc tế xin giới thiệu một vài ý kiến tiêu biểu:

Giáo viên nước ngoài người Nam Phi “Cô LELANÉ SCHOEMAN” đang giảng dạy tại TP.HCM (Ảnh: Quốc Sử)
Phương tiện nghe nhìn là giáo cụ hiệu quả
Hiện tôi đang dạy tiếng Anh 9 tiết/tuần tại một trường tiểu học tại TP.HCM. Trước hết, phải nói ngay rằng tôi thấy việc cấm giáo viên sử dụng cassette, CD, bảng tương tác cho học sinh nghe nhạc, xem video trong giờ học là rất buồn cười.
Mặc dù thực tế có một số giáo viên lạm dụng các công cụ này vì họ quá lười dạy, nhưng hầu hết giáo viên tiếng anh đều sử dụng những công cụ này một cách thích hợp.
Đó là chưa kể nếu cấm như vậy, một số nội dung trong sách có sử dụng tài nguyên âm thanh và video cũng sẽ bị bỏ đi. Ngoài ra, có những đoạn đối thoại trong sách đôi khi đòi hỏi hơn bốn giọng nói khác nhau. Như vậy có vô lý quá không khi bắt giáo viên phải “lồng tiếng” luôn cho nhiều nhân vật?
Bên cạnh đó, chuyện giảng dạy thông qua âm nhạc không có gì là lạ, đã có những nghiên cứu chứng minh việc học qua âm nhạc (đặc biệt ở độ tuổi còn nhỏ) là một trong những cách hiệu quả nhất để học một ngôn ngữ.
Cá nhân tôi thường sử dụng âm nhạc, video và bảng tương tác khi dạy các em ở độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 3. Khi dạy học sinh lớn hơn (lớp 4 đến lớp 12 trở lên), tôi chỉ thỉnh thoảng sử dụng audio (thường là cho các cuộc đối thoại trong sách).
Thực tế cho thấy đối với học viên nhỏ tuổi, việc giảng dạy có sự trợ giúp của các công cụ nghe nhìn là cực kỳ hiệu quả. Các em rất dễ bị phân tâm và mau chán, nên việc sử dụng âm nhạc, video và bảng tương tác thực sự cải thiện môi trường học tập để các em hứng thú trong học tập.
Giáo viên nước ngoài người Mỹ “Ông KIT DAVIDSON” (Ảnh: NVCC)
Quy định gây hoang mang
Tôi thấy quy định cấm giáo viên bản ngữ dùng các thiết bị nghe nhìn và bảng tương tác là quy định thật khó hiểu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng học sinh có thể học hỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Có em nhạy nói, có em nhạy nghe hoặc viết, nhưng cũng có em tiếp thu kiến thức thông qua các loại hình nghệ thuật.
Do vậy, ý tưởng buộc tất cả học sinh phải học theo một cách không phải là ý tưởng hay và thậm chí còn có thể gây tác động xấu đến một số em.
Theo quan điểm của tôi, việc học không giống như là mặc đồng phục!
Hầu hết giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam đều sử dụng các phương tiện nghe nhìn để hỗ trợ giảng dạy. Nhiều bài học còn có những bài hát hoặc các video ngắn được tích hợp trong đó.
Khi đọc tin tức về những quy định cấm nói trên, không chỉ tôi mà nhiều giáo viên nước ngoài tôi quen ở Việt Nam cũng khá hoang mang.
Nhiều người trong số đó từng dạy ở các nơi trên thế giới và họ cũng sử dụng các giáo cụ hỗ trợ nghe nhìn tại những nơi đó. Nếu nhiều nước đã nhìn nhận việc đó có hiệu quả thì chúng ta có thể hiểu vì sao nó được áp dụng.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Ngọc Đông

VÌ SAO HỌC SINH CÓ XU HƯỚNG NGHE LỜI THẦY GIÁO HƠN LÀ CÔ GIÁO?

MIC – Theo một khảo sát mới đây, học sinh có xu hướng nghe lời thầy giáo hơn là cô giáo, và đa số các em thích được học với thầy hơn là với cô.

Đó là kết quả của một nghiên cứu do nhóm chuyên gia về các khóa học giáo dục thuộc Công ty The Knowledge Academy (Anh) thực hiện. Theo đó, khoảng 79% học sinh được hỏi đã thừa nhận mình có khả năng cư xử không đúng mực trong tiết học của cô giáo hơn là của thầy giáo.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát tại 1.215 trường trung học có học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 18, và 758 giáo viên. Kết quả cho thấy có sự khác biệt khi học sinh học với thầy và , đồng thời lưu ý những ý kiến khác nhau của thầy cô giáo về các học sinh nam và nữ của họ.
Kết quả khảo sát cho thấy học sinh nam có xu hướng thích thầy giáo hơn (83%), tỉ lệ này ở học sinh nữ là 52%.
Nhưng nhìn chung phần đông học sinh nói các em thích “được thầy dạy” hơn (67%), và các em cảm thấy có động lực hơn trong tiết học của thầy giáo khi dùng những từ như “có năng lượng”, “vui tính”, “thú vị” để miêu tả về giáo viên nam.
Một học sinh nam 17 tuổi chia sẻ: “Em thích học với thầy giáo hơn vì các thầy hay đùa với học sinh nhiều hơn. Cô giáo thì nghiêm hơn và chỉ chăm chú làm việc thôi”.
Tuy nhiên, giáo viên nam cũng không tránh được những học sinh hư hỏng, vì 57% thầy giáo đã phải nghe một số từ ngữ xúc phạm hay nhận thái độ giận dữ từ học sinh trong 6 tháng gần đây, so với chỉ 38% giáo viên nữ phải chịu việc này.
Bên cạnh đó, học sinh có xu hướng trò chuyện với bạn nhiều hơn trong lớp học của cô (76%), trong khi lại có khuynh hướng bộc lộ các hành động hung dữ trong lớp học của thầy.
Học sinh thường cảm thấy họ ít bị phạt trong lớp có người dạy là nữ (53%). Dù vậy, đa số học sinh lại bảo các em thấy cô nghiêm khắc hơn (65%) và phạt nặng hơn (69%).
Và có lẽ có vài sự thật trong này – ít nhất là đối với các học sinh nữ. Nghiên cứu cho thấy các cô thường dành hình phạt nghiêm khắc cho các bạn nữ hơn là các bạn nam: 28% thừa nhận rằng họ có xu hướng khiển trách con gái vì nói chuyện trong giờ học, so với chỉ 14% đối với con trai.
Ngoài ra còn một số điều thú vị trong nghiên cứu như: học sinh có xu hướng hoàn thành bài tập về nhà của thầy nhiều hơn (thực tế là đến 78%), mặc dù 61% học sinh khẳng định là giáo viên “đáng sợ nhất” trong trường lại là cô!
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: NGHI DUNG

CÔ GIÁO BẢN NGỮ TÂY BAN NHA DẠY HỌC SÁNG TẠO VỚI BỘ ĐỒ KÌ QUẶC

MIC – Nhằm giúp học sinh có cái nhìn trực quan và dễ hiểu nhất, nữ giáo viên bản ngữ người Tây Ban Nha đã lấy luôn thân mình làm mẫu trong giờ học giải phẫu bằng cách mặc bộ đồ bó sát họa tiết nội tạng.

Cô giáo mặc quần áo họa tiết nội tạng dạy môn giải phẫu

Chồng cô Verónica Duque, anh Michael Duque, là người đã đăng hình ảnh vợ mình đang giảng dạy lên mạng xã hội, với dòng trạng thái: ‘Tôi tự hào về sự sáng tạo của vợ mình’.
Chỉ trong thời gian ngắn, bài đăng của Michael nhận được vô số lượt quan tâm, bình luận tích cực. Hầu hết mọi người đều cảm thấy thú vị với cách dạy học sáng tạo của cô giáo bản ngữ này.
Cô Verónica Duque chia sẻ mình vô tình nhìn thấy bộ đồ này đăng bán trên mạng và lập tức nảy ra ý tưởng dùng nó để dạy môn giải phẫu.
“Sau vài tiết học, tôi nhận thấy các học sinh dường như rất khó tưởng tượng và hiểu về các bộ phận cơ thể người. Trong lúc đang tìm giải pháp thì tôi vô tình thấy bộ đồ này và lập tức mua về”, cô giáo kể.
Những tiết học sau đó, cô Verónica Duque đã mặc bộ quần áo bó sát in họa tiết nội tạng cơ thể và các bó cơ toàn thân, tự tin đứng trước lớp và giảng dạy cho học sinh.
Tuy ban đầu các em tỏ ra sợ hãi và bất ngờ, nhưng khả năng tiếp thu bài học đã tăng lên đáng kể. Bộ quần áo đã cho thấy chính xác nơi mỗi cơ quan nằm trong cơ thể, giúp học sinh dễ quan sát hơn.
Cô Verónica Duque đã có 15 năm làm giáo viên dạy sinh học, khoa học, nghệ thuật và cả tiếng Anh ở Tây Ban Nha. Với bất cứ môn học nào, cô luôn tìm ra những cách sáng tạo, đổi mới trong nội dung và cách thức giảng dạy, khiến học sinh thấy lý thú và ham học hơn.
Đôi khi cô cũng hóa trang thành một số nhân vật nổi tiếng, hoặc mặc trang phục cổ khi giảng dạy về một thời kỳ lịch sử.
Ngoài cô Duque, nhiều giáo viên trên khắp thế giới cũng tìm cách đổi mới cách giảng dạy để giúp học sinh, sinh viên dễ hiểu bài hơn. Ví dụ như giáo sư David Wright – Đại học cộng đồng Tidewater (bang Virginia, Mỹ) – trở nên nổi tiếng không chỉ tại ngôi trường ông giảng dạy, mà còn với hàng triệu sinh viên trên khắp nước Mỹ nhờ những thí nghiệm vật lý hết sức thú vị và gần gũi với cuộc sống hằng ngày; hay như thầy giáo Trần Thanh Tâm – giáo viên hóa Trường THPT Thạnh An, TP Cần Thơ – vừa đàn hát vừa làm thí nghiệm hóa học.
Hầu hết những giáo viên này đều muốn tạo sự thích thú cho học sinh trong giờ học, nắm vững kiến thức nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào việc nghe và chép bài. Các học sinh, sinh viên cũng cho biết mình yêu thích môn học hơn nhờ cách dạy độc đáo của thầy cô mình.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Minh Hải

CÔ GIÁO NƯỚC NGOÀI QUYÊN GÓP ÁO THUN TẶNG HỌC TRÒ NUÔI MƠ ƯỚC ĐẠI HỌC

MIC – Một cô giáo nước ngoài dạy lớp 3 đến từ Texas, Mỹ đang khơi dậy ước mơ vào đại học cho các học sinh nghèo ở ngôi trường cô đang dạy.

Các học sinh lớp 3 của cô giáo nước ngoài hạnh phúc trong chiếc áo nhận được – Ảnh: ABCNews
Margaret Olivarez – cô giáo trường tiểu học Copperfield ở Texas, cho biết học sinh của cô đến từ các gia đình “có thu nhập rất thấp”.
Khi thấy học trò không có áo thun để mặc vào ngày thứ Tư hàng tuần (do nhà trường phát động nhằm nuôi dưỡng ước mơ được học cao hơn trong tương lai), cô đã đề nghị các trường đại học trên toàn quốc quyên góp để tặng các em.
“Tôi muốn các học sinh biết rằng khả năng được vào đại học là có. Không điều gì có thể cản trở các em hiện thực hóa ước mơ đó”, cô giáo nói.
Olivarez cho biết cô bắt đầu dự án của mình bằng cách gửi email đến các trường đại học, nhờ họ quyên góp áo thun để tặng cho lớp 3 mà cô đang phụ trách.
Hơn 30 trường đại học, gồm Duke, Texas State, Barry, Notre Dame, Minnesota, Dartmouth, Texas A & M và Học viện Không quân, đã gửi áo cho 425 học sinh của trường Copperfield, từ lớp mẫu giáo đến lớp 5.
Giờ đây, tất cả học sinh của ngôi trường này đều mặc áo thun vào mỗi thứ Tư.
“Các em nhìn vào màu sắc và một số em nhìn vào linh vật trên áo rồi chọn chiếc áo mình thích”, Olivarez nói và cho biết thêm rằng nhân tiện đó, cô giáo nước ngoài giảng cho các em những bài học về khuôn viên của từng trường đại học này.
Các học sinh đang chọn áo cho mình – Ảnh: ABCNews
“Tôi chỉ cho các em những nơi các em có thể đến nếu chịu khó học tập và đạt điểm cao. Rất nhiều cha mẹ của các em chưa học hết cấp 3, vì vậy họ thấy với cách làm của tôi, con họ được truyền cảm hứng để vào đại học”, cô Olivarez chia sẻ.
Cynthia Cuartas – một phụ huynh có 3 con đang theo học tại Trường Copperfield, cho biết việc dự án của cô giáo ngày càng phát triển lớn mạnh nằm ngoài sự tưởng tượng của mọi người.
“Là cha mẹ, khi các con mang áo thun về nhà và nói về ngày thứ Tư mặc áo thun để nuôi ước mơ vào đại học, tôi thấy đó là một khái niệm tích cực, có thể thu hút sự quan tâm của tất cả trẻ em và bắt đầu nói về kế hoạch tương lai”, bà nói.
Nhờ 30 trường cao đẳng, đại học trên khắp nước Mỹ quyên góp, giờ đây 425 học sinh nghèo tại trường tiểu học Copperfield ở bang Texas đã có cơ hội nuôi dưỡng ước mơ của mình – Ảnh: ABCNews
Chia sẻ với chương trình “Chào nước Mỹ buổi sáng”, Georgie Arenaz – hiệu trưởng trường Copperfield, nói cô Olivarez đã tạo ra sự khác biệt trong cộng đồng.
“cô giáo Olivarez đang gieo hạt giống và nó có thể lan truyền đến bất cứ nơi đâu. Cô ấy đang dạy cho học sinh về các trường đại học và cao đẳng khác nhau trên cả nước, dĩ nhiên là không chỉ cho các học sinh trong lớp của cô ấy, mà là cho tất cả học sinh trong ngôi trường của chúng tôi”, cô Arenaz nói.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: ABCNews

HƠN 63.000 HỌC SINH ĐĂNG KÝ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂM 2020

MIC – Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, hiện đã có hơn 58.200 thí sinh hoàn thành thủ tục lệ phí đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020.

Chiều 16-6, TS Nguyễn Quốc Chính – giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM – cho biết sau khi kết thúc đăng ký dự thi kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020, đã có 634.82 học sinh đăng ký (trong đó 58.237 đã hoàn thành thủ tục lệ phí thi).
TP.HCM là địa phương có số thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất với 46.853 thí sinh. Tỉnh Bến Tre 2.963 thí sinh, An Giang 3.032, TP Nha Trang (Khánh Hòa) 4.177, Đà Nẵng 6.457. Thí sinh đến từ 63 tỉnh TP, 1.577 trường THPT – nữ 58.6%, nam 41.4%
“Thí sinh có 5 ngày để hoàn thành thủ tục nộp lệ phí thi. Trước ngày thi ít nhất 7 ngày, thí sinh sẽ nhận được thông tin chi tiết về phòng thi, giờ thi gửi qua hệ thống. Thí sinh tự in phiếu báo thi và tham dự thi theo đúng thông tin hướng dẫn”, ông Chính lưu ý.
Năm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ tổ chức 1 đợt thi duy nhất kỳ thi đánh giá năng lực vào sáng chủ nhật 16-8-2020 tại 5 địa điểm TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng.
Thí sinh chỉ thi trong 1 buổi sáng với thời gian làm bài 150 phút trả lời 120 câu trắc nghiệm về ngôn ngữ, toán, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Về nội dung đề thi sẽ được cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Hiện có 65 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: TRẦN HUỲNH

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TẠI HƯNG YÊN ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỚI

MIC –  Một giáo viên tiếng Anh Trường THPT Đức Hợp tại Kim Động, Hưng Yên. Cô Trần Thị Thúy ứng dụng phương pháp dạy học mới, giúp học sinh vùng nông thôn học tập tiếng Anh thông qua trao đổi trực tuyến với các học sinh khác trên thế giới.

Sau thời gian hoàn thành khóa học chuẩn giáo viên tiếng Anh theo đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, cô Thúy tâm niệm không thể dừng lại ở đó, mà phải chủ động tìm tòi hơn nữa những kiến thức dạy học mới mẻ để truyền đạt đến học sinh của mình.
Sau đó, cô Thúy biết đến nhóm Cộng đồng giáo viên sáng tạo Việt Nam. Từ cộng đồng này, được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp khắp cả nước, cô Thúy biết đến phương pháp dạy học mới, thông qua ứng dụng giáo dục của Microsoft.
Cô Thủy (giáo viên tiếng anh) tổ chức buổi học trao đổi với các em học sinh Nhật buổi học trực tuyến tại Hưng Yên.

Cô giáo tiếng Anh đã kết nối với các giáo viên quốc tế

Với việc áp dụng ứng dụng này, cùng với các học sinh của mình tại Hưng Yên, cô Thúy đã đoạt giải nhì cuộc thi giáo viên tiếng Anh sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin, do Bộ GD-ĐT phối hợp với Microsoft tổ chức vào tháng 8.
Tiếp sau đó, cuối tháng 3 vừa qua, cô Thúy cùng với 4 giáo viên khác đến từ Hà Nội và TP.HCM được chọn đại diện cho Việt Nam tham gia Diễn đàn giáo dục toàn cầu do Microsoft tổ chức tại Toronto (Canada). Nhóm của cô Thúy đã đoạt giải thưởng đặc biệt.
Trở về từ diễn đàn nói trên, cô Thúy tiếp tục triển khai đến học sinh của mình phương pháp dạy học mới.
Với mỗi chủ đề hàng tuần, học sinh được chuẩn bị trước nội dung qua ứng dụng Power Point để thuyết trình, trao đổi với các bạn học sinh đến từ Nhật Bản, Ai Cập, Pakistan, Ấn Độ… Giáo viên sẽ chỉ đóng vai trò là người tổ chức, còn các em học sinh là những người chủ động thể hiện quan điểm, trao đổi với nhau trong suốt buổi học.
Em Lê Tuấn Duy, một trong các học sinh được trải nghiệm phương pháp học tiếng Anh của cô Thúy, cho biết: “Cả lớp em vô cùng hào hứng, thích thú, muốn biết các bạn học sinh nước ngoài học như thế nào, nước họ nói tiếng Anh có như nước mình không… Những tò mò đó đã khiến em và các bạn trong lớp rất vui khi được kết nối, trò chuyện với học sinh nước ngoài”.

Phương pháp này cần giáo viên tiếng Anh tại Hưng Yên nhân rộng hơn nữa

Cô Thúy cho biết thêm phương pháp dạy học tiếng Anh sử dụng nền tảng công nghệ thông tin không phải mới mẻ ở Việt Nam, nhưng với miền Bắc nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng vẫn chưa được ứng dụng nhiều.
Theo cô Thúy, việc kết nối thành công với các lớp học nước ngoài đòi hỏi giáo viên Việt Nam phải có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên quốc tế, đồng thời sắp xếp thời gian hợp lý để buổi học xuyên quốc gia có thể diễn ra. Điều này mất thời gian và công sức, bên cạnh khó khăn do chênh lệch múi giờ giữa các quốc gia.
Ngoài học xuyên quốc gia, người giáo viên cũng có thể linh hoạt, chủ động bố trí ngay cho học sinh của mình giờ học tiếng Anh liên tỉnh thành, qua trao đổi trực tiếp với học sinh các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Phó hiệu trưởng Hà Quang Vinh nhận xét với phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến trước đây, giáo viên tiếng Anh chỉ chú trọng cho học sinh lý thuyết, kỹ năng viết nhằm phục vụ cho các kỳ thi. Trong khi đó, kỹ năng cần thiết nhất cho học sinh khi học ngoại ngữ vẫn phải là giao tiếp, trao đổi. Học sinh ở vùng nông thôn đang còn rất yếu kém về mặt này. Đây là điều nhà trường đang muốn cải thiện.
 Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: HOÀI NAM

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

HÃY HỌC TIẾNG ANH VỚI TẤT CẢ NIỀM YÊU THÍCH LIỆU SẼ GIỎI?

MIC – Hãy học tiếng Anh thật tự nhiên, thoải mái với tất cả niềm yêu thích là lời khuyên chung của các chuyên gia và nhiều bạn trẻ thành công ở các kỳ thi tiếng Anh quốc tế tại chuyên đề “Học thi tiếng Anh hiệu quả”.


Bạn Đặng Thái Sơn (SV Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) chia sẻ nỗi băn khoăn về việc học tiếng Anh từ thời phổ thông nhưng tới giờ trình độ vẫn… lẹt đẹt. Nhiều bạn trẻ gật gù cùng với Sơn bởi đây là vấn đề chung khiến nhiều người đau đầu khi đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để học nhưng hiệu quả chẳng đâu ra đâu.
“Muốn học tốt, học giỏi tiếng Anh trước hết người học phải có định hướng rõ ràng: học nhằm mục đích gì, sẽ học chuyên ngành gì…” – ông Lê Xuân Bình (quản lý chương trình thi IELTS tại Việt Nam của Hội đồng Anh) nhấn mạnh.
Xác định được mục tiêu cụ thể, từ đó mỗi người sẽ có chiến lược riêng, chương trình học phù hợp với nhu cầu học để giao tiếp, nâng cao trình độ chuyên môn hay học đi du học.
Cũng theo ông, ngoài việc học theo giáo trình hay từ sự hướng dẫn của thầy cô, học tiếng Anh bằng cách nghe nhạc, xem phim cũng là cách học hiệu quả. Phương pháp này không chỉ giúp người học nâng cao vốn từ mà còn có thể rèn luyện được cách phát âm chuẩn xác, sử dụng đúng cấu trúc câu…
Ông Nguyễn Minh Hưng (trưởng bộ môn TOEFL của Học viện Yola) cho biết thái độ học cũng là yếu tố quan trọng. Theo ông, cho dù học tiếng Anh ở nhà, ở trường hay tại các trung tâm ngoại ngữ để đạt hiệu quả trước hết mỗi người phải có ý thức và sự yêu thích với môn học này. Nếu học và luyện tập bằng thái độ nghiêm túc, cầu tiến và say mê thì tự mỗi người sẽ có cách bố trí thời gian, chọn lựa phương pháp học phù hợp.
“Hiện nay nhờ sự hỗ trợ của thế giới mạng, các bạn trẻ có thêm nhiều lựa chọn về môi trường học, phương pháp học trực quan, tài liệu giáo trình… Vậy nên phải tận dụng tối đa những thuận lợi sẵn có đó” – ông Minh Hưng nói.
 

Bà Dương Thị Hồng Hạnh (chuyên viên TOEIC của Học viện American Academy) đánh giá cao những cá nhân nỗ lực tự học, không nản lòng. “Nếu rèn luyện được những kỹ năng tự học hiệu quả thì sẽ tiết kiệm thời gian học của mỗi người” – bà Hạnh nói. Bà cũng khuyên để học từ vựng, tốt nhất là học theo chủ đề và học thường xuyên để dễ ghi nhớ.
Từng đạt điểm nghe tuyệt đối 9/9 ở kỳ thi IELTS, bạn Bùi Thành Nhân, SV ĐH RMIT (TP.HCM) chia sẻ: “Muốn nghe giỏi thì phải nghe nhiều, tuy nhiên phải nghe có chọn lọc kỹ để tiết kiệm thời gian”.
Với bạn Nguyễn Thị Hải Như (đạt 111 điểm TOEFL iBT), để thoát khỏi nỗi lo lắng khi sử dụng kỹ năng nói thì phải mạnh dạn, không nên ngại việc nói sai. “Người nước ngoài luôn thích thú khi thấy mình nói ngôn ngữ của họ, vì vậy họ sẽ tập trung nghe và cố gắng đoán từ. Nói nhiều, tập nhiều sẽ khiến mình tự tin hơn, từ đó sẽ khắc phục được các lỗi, nâng cao khả năng giao tiếp” – Như nói.

Khi học tiếng Anh không gì bằng kiên trì

Các chuyên gia cho biết bên cạnh việc nắm vững kiến thức tiếng Anh, việc hiểu rõ một số mẹo trong mỗi kỳ thi cũng là điều quan trọng.
“Nên luyện tập thường xuyên những đề thi thử để giúp bản thân quen dần dạng bài, tránh áp lực thời gian khi bước vào kỳ thi thật” – ông Lê Xuân Bình nói. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc để có sức khỏe tốt trước khi bước vào phòng thi cũng là điều quan trọng.
Các chuyên gia nhắc nhở khi đã bước vào phòng thi thì thí sinh phải “chiến đấu” đến cùng, cụ thể là không bỏ sót phần trả lời của bất kỳ câu hỏi nào trong đề. Với phần thi viết của IELTS và TOEFL, ông Lê Xuân Bình khuyến cáo thí sinh không nên hấp tấp bắt tay viết ngay sau khi đọc đề, bởi việc lập dàn ý kỹ lưỡng sẽ giúp bài viết mạch lạc, đạt kết quả cao hơn.
Bạn Trương Công Lý (đạt điểm tuyệt đối 990 TOEIC) cũng xác định: “Cấu trúc câu rõ ràng, được sắp xếp logic và dùng đúng hoàn cảnh sẽ gây thiện cảm với người chấm. Không nên sinh từ đao to búa lớn hoặc văn phạm phức tạp khi không chắc chắn”. Theo Lý, trong phần thi nghe và nói, điều quan trọng là các thí sinh cần giữ bình tĩnh và chú ý kiểm tra các thiết bị hỗ trợ như tai nghe, micro, nút chỉnh âm lượng có hoạt động tốt không để kịp thời báo thay đổi.
Học ngoại ngữ không thể hiệu quả nếu áp dụng cách học rập khuôn. Các bạn cần học bằng sự kiên trì góp nhặt kiến thức” – Bùi Thành Nhân (8.5 IELTS) chia sẻ. Tương tự, bạn Nguyễn Thị Hải Như khiến cả hội trường bật cười với “lời kêu gọi”: “Hãy học, thi tiếng Anh bằng tâm trạng thoải mái nhất, bởi chúng ta học vì yêu hiểu biết, để tương tác chứ đâu để trở thành nhà ngôn ngữ học!”. Còn bạn Trương Công Lý khẳng định: “Hãy học những gì bạn thích, rồi bạn sẽ thành công!”.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Nhóm PV NST