Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

CUỘC THI TIẾNG ANH TRONG SINH VIÊN – STAR AWARDS 2020 TẠI ĐÀ NẴNG

MIC – Ngày 5/7, Đại học Đà Nẵng đã tổ chức Chung kết cuộc thi tiếng Anh trong sinh viên – Star Awards 2020 với chủ đề “Technovation – Đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ” khu vực miền Trung – Tây Nguyên.


Cuộc thi Star Awards 2020 năm nay đại học Đà Nẵng đã trở thành quán quân cuộc thi.

Sau các phần thi chào hỏi, hùng biện và bảo vệ ý tưởng, đội thi Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) đã trở thành quán quân của cuộc thi. Đội quán quân sẽ được lựa chọn tham dự chung kết toàn quốc cùng với các đại diện đến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thái Nguyên và Huế, dự kiến tổ chức vào đầu tháng 8/2020 tại thành phố Đà Nẵng.
Cuộc thi tiếng Anh trong sinh viên – Star Awards 2020, khu vực miền Trung – Tây Nguyên có sự tham gia 30 thí sinh xuất sắc nhất. Đây là những thí sinh đã vượt qua hơn 15.000 thí sinh tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên và được chia thành 10 đội để bước vào vòng chung kết.
Star Awards là cuộc thi tiếng Anh dành cho sinh viên trên phạm vi toàn quốc do Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Đại học Quốc gia, Đại học vùng, các trường đại học trọng điểm phối hợp tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đại học ngoại ngữ tổ chức cuộc thi tiếng Anh trong sinh viên – Star Awards 2020.

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Đại học Đà Nẵng, Nguyễn Kim Ánh cho hay, cuộc thi không chỉ là một “sân chơi” học thuật nhằm nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, mà còn giúp sinh viên trau dồi thêm kiến thức xã hội, kỹ năng hội nhập, tìm hiểu xu hướng công nghệ, kích thích sự sáng tạo, áp dụng những tiến bộ của khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năm 2020, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Đại học Đà Nẵng đăng cai tổ chức cuộc thi mùa thứ 9 với chủ đề “Technovation – Đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ”. Chính thức khởi động vào ngày 22/5, đến nay cuộc thi đã thu hút sự hưởng ứng của hơn 50.000 sinh viên trên toàn quốc.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH TẠI KIÊN GIANG VỚI TẤM LÒNG NHÂN HẬU SHOP 0 ĐỒNG

MIC – Một giáo viên dạy tiếng Anh tại Kiên Giang. cô giáo Lê Thị Anh Đào, giáo viên Trường THCS thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang, đã mở “shop 0 đồng”, vận động ủng hộ đồ dùng học tập, giày dép, quần áo… giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước khi vào năm học mới.

Chuẩn bị cho năm học mới 2020-2021, cô Lê Thị Anh Đào, giáo viên dạy tiếng Anh, Trường Trung học Cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận (tại tỉnh Kiên Giang) đã tích cực kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ để chuẩn bị các dụng cụ, đồ dùng học tập, quần áo giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, với thông điệp “Ai thừa đến cho, ai thiếu đến nhận” thông qua shop không đồng (0 đồng).
Cô Lê Thị Anh Đào tặng tập vở, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo.

Đây là năm thứ hai shop 0 đồng được cô Đào thực hiện, nhằm giúp đỡ học sinh nghèo trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận giảm bớt khó khăn. Cô Đào cho biết, rút kinh nghiệm từ năm học 2019-2020, việc huy động tài trợ được thực hiện khi đã cận năm học, nên nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn đã phải vay tiền mua sắm dụng cụ học tập cho con em. Năm nay, cô Đào triển khai shop 0 đồng sớm hơn, thời gian kéo dài hơn để các học sinh nghèo có thêm cơ hội đến nhận đồ dùng học tập.
Cô Lê Thị Anh Đào chia sẻ, năm trước shop thực hiện trong vòng 10 ngày, còn năm nay kéo dài khoảng 15 ngày và có thể thực hiện dài hơn, đến gần ngày nhập học. Sau khi kết thúc ngày cuối cùng của shop 0 đồng năm ngoái, vẫn có người muốn tiếp tục tài trợ cho shop hoạt động, nhưng năm học mới đã bắt đầu nên các em không cần tới nữa. Trước ngày lễ tổng kết của các trường trên địa bàn huyện, shop đã phát các phần quà cho các em gồm 1 bộ sách giáo khoa, 20 quyển tập với tổng số 35 suất, mỗi suất bình quân 250.000 đồng. Từ nay đến ngày 30/7, shop vẫn tiếp tục nhận sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm để có thể duy trì hoạt động. Cô Đào cũng đến tận các ấp thuộc xã vùng sâu, xã nghèo khó khăn để hỗ trợ các học sinh nghèo có điều kiện đến trường.
Bà Hải, ngụ thị trấn Vĩnh Thuận dẫn cháu đến nhận quà tại shop 0 đồng của cô Đào.

Việc làm của cô giáo dạy tiếng anh không chỉ nhận được sự ủng hộ của nhiều phụ huynh trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận mà nhiều học sinh cũng tình nguyện tham gia. Các em tham gia phân loại sách, quần áo theo lứa tuổi nhằm giúp các gia đình đến nhận dễ dàng. Em Trần Nguyễn Huyền Trân, học sinh Trường Trung học Cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận cho biết, đây là năm thứ hai em đồng hành cùng cô Đào phân loại sách, chuẩn bị các dụng cụ học tập theo thứ tự cho các bạn đến nhận. Trân nhận thấy việc làm của cô Đào rất có ý nghĩa đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy em tình nguyện đến đây để giúp cô và bản thân em cũng góp một số sách vở, đồ dùng, mong giúp các bạn có điều kiện học tập tốt trong năm học mới.
Những phần quà dù nhỏ nhưng đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, đây sẽ là niềm vui, nhất là những gia đình nghèo đông con. Bà Trịnh Thị Hải, ở thị trấn Vĩnh Thuận, có 3 cháu. Gia đình bà không có ruộng đất nên hàng ngày ba mẹ của các cháu phải chạy xe ôm, làm thuê kiếm sống. Bà Hải khi đến nhận các phần quà xúc động cho biết, việc làm của cô giáo Đào rất có ý nghĩa đối với những người nghèo, nhất là những gia đình không có điều kiện để mua sách vở, quần áo cho con cháu mỗi khi bước vào năm học mới. Năm nay, dẫn cháu đi nhận tập vở chuẩn bị năm học mới, bà Hải rất vui mừng và biết ơn tấm lòng của cô Đào.
Cô Đào cho biết, xuất phát từ thực tế tại địa phương, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên ý nghĩ mở shop 0 đồng để giúp học sinh nghèo được cô ấp ủ từ lâu. Năm học 2019-2020, cô đã thực hiện dự định này và nhận được sự giúp đỡ bạn bè, người thân, một số cựu học sinh của nhà trường. Đặc biệt, các em học sinh đã tranh thủ thời gian nghỉ hè giúp cô sắp xếp, chuẩn bị, phân ra từng loại đồ dùng, quần áo, giày dép ngăn nắp, thuận tiện cho học sinh có nhu cầu khi đến nhận.
Cô Lê Thị Anh Đào sắp xếp quần áo ngăn nắp để cho các em học sinh đến nhận.

Cô Đào cho biết, có em nhận quà xong nói: “Cô ơi từ lúc được đi học đến giờ, em chưa bao giờ nhận được chiếc cặp hay những phần quà đẹp như thế này” – đây là động lực để cô duy trì shop.
Năm học 2019-2020, từ sự vận động của cô Đào, các nhà hảo tâm đã hỗ trợ gần 300 suất quà, giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường và cố gắng học tập tốt hơn.
Cô Đặng Thị Thủy, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận cho biết, ngoài việc đứng lớp giảng dạy tiếng Anh, cô Đào còn chủ nhiệm lớp 8. Trong công tác chuyên môn, cô Đào luôn sáng tạo trong giảng dạy nên học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Với trách nhiệm là đảng viên, cô Đào luôn gương mẫu thực hiện nhiệm vụ của mình, 5 năm liền là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng bộ huyện Vĩnh Thuận khen thưởng. Việc mở shop 0 đồng của cô giáo dạy tiếng Anh tại Kiên Giang đã giúp học sinh nghèo trên địa bàn huyện vùng sâu có thêm điều kiện đến trường.
 Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Lê Sen

MỸ CỬ 20 GIÁO VIÊN DẠY NGOẠI NGỮ ĐẾN GIẢNG DẠY TẠI VIỆT NAM

MIC – Chiều 10/7, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc đã ký kết Hiệp định thực thi về giáo viên dạy ngoại ngữ của Chương trình Hòa Bình. Theo đó, hàng năm, Mỹ sẽ cử 20 tình nguyện viên giảng dạy tiếng Anh, cho các trường trung học Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, để hỗ trợ các trường học Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Anh, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đàm phán Hiệp định Thực thi về giảng dạy tiếng Anh của Chương trình Hòa Bình từ khi Hiệp định khung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết vào năm 2016.
Mỹ cử 20 giáo viên dạy ngoại ngữ để tiếp tục thực hiện Chương trình Hòa bình tại Việt Nam. Ảnh: LV

“Sau 5 năm, Hiệp định đã được đàm phán và đi đến hoàn tất đàm phán để chính thức ký kết vào ngày hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ. Đây là sự kiện đặc biệt, góp một phần vào mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.
Nội dung của Hiệp định thực thi gồm cấp ký Hiệp định thực thi, nguyên tắc hợp tác, tiêu chí và số lượng tình nguyện viên trong giai đoạn 2 năm đầu thí điểm, loại hình cơ sở giáo dục tiếp nhận giáo viên dạy ngoại ngữ, nội dung hoạt động của tình nguyện viên.
Sau khi Hiệp định có hiệu lực, hàng năm, Hoa Kỳ sẽ cử 20 tình nguyện viên giảng dạy tiếng Anh sang Việt Nam. Trải qua ba tháng đào tạo văn hóa, ngôn ngữ và kỹ năng toàn diện, tình nguyện viên của chương trình sẽ giảng dạy tiếng Anh tại các trường trung học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.  Việc tuyển chọn tình nguyện viên hết 6 tháng và tập huấn 6 tháng, nên 2020 các tình nguyện viên sẽ sang Việt Nam. Nếu diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, hai bên sẽ cùng hợp tác để tìm thời gian phù hợp.
Tại Washington, D.C. vào 13 giờ  cùng ngày (giờ Hoa Kỳ) cũng diễn ra Lễ ký Ý định thư cam kết việc ký Hiệp định thực thi ngay sau khi nhận được bản Hiệp định do phía Chính phủ Việt Nam chuyển qua Đại sứ quán Hoa Kỳ.
Bản Ý định thư này được Chính phủ Hoa Kỳ ủy quyền cho bà Jody Olsen, Giám đốc Chương trình Hòa Bình ký dưới sự chứng kiến của Quốc vụ Khanh Hoa Kỳ và ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Bản Ý định thư này sẽ được Giám đốc Chương trình Hòa Bình, trao cho ông Hà Kim Ngọc chuyển về Việt Nam.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

ĐỀ THI MÔN TIẾNG ANH CÓ DANH LAM THẮNG CẢNH VIỆT NAM

MIC – Đề thi môn tiếng Anh trong kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, năm nay được các giáo viên đánh giá là từ câu 21 đến câu 24, vì học sinh ngoài được kiểm tra về kỹ năng tiếng Anh, còn được biết thêm kiến thức văn hóa mới về danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

Thầy Nguyễn Trung Nguyên, giáo viên Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục cho biết: Đề thi tiếng Anh vào lớp 10 năm nay ở Hà Nội rất hay, khai thác các kiến thức quan trọng mà học sinh đã tiếp thu trong suốt quá trình học THCS, đặc biệt là chương trình của lớp 9. Thêm nữa, đề thi cũng cung cấp kiến thức văn hóa hấp dẫn cho học sinh ở trong bài đọc hiểu (về Vịnh Hạ Long và môi trường).
Về cấu trúc đề thi, đề thi năm nay hoàn toàn trắc nghiệm, khác với đề năm ngoái. Điều này hoàn toàn phù hợp với chương trình giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo do dịch COVID-19. Có lẽ vì vậy mà đề thi năm nay dễ hơn đề thi năm trước, và có thể có nhiều điểm 9, 10 trong môn tiếng Anh.
Các em học sinh tự tin bước vào thi môn Ngoại ngữ. Ảnh: TN
Cụ thể, phần ngữ âm (4 câu) khá đơn giản vì các từ đều tuân theo nguyên tắc, và nếu các em nắm vững các nguyên tắc phát âm và trọng âm thì chắc chắn sẽ làm đúng cả 4 câu này.
Phần hoàn thành câu (từ câu 5 đến câu 14) được đánh giá “dễ thở”, không có nhiều câu từ vựng, gần như phần này đề chỉ đề cập phần ngữ pháp. Tức là học sinh sẽ làm được bài một cách dễ dàng nếu học kỹ các kiến thức trong sách giáo khoa.
Với phần đồng nghĩa và trái nghĩa (từ câu 15 đến câu 18), thường thì đây là phần khó, nhưng năm nay phần này cũng dễ ăn điểm. Các từ vựng đều nằm trong các bài đọc của sách giáo khoa lớp 9. Gần như không có từ mới ở bên ngoài.
Với các câu về chủ đề giao tiếp (câu 19 và 20) khá hay vì đây đều là những câu xuất hiện nhiều trong thực tế, vì thế nếu học sinh có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt thì câu này rất đơn giản. Nhưng với những học sinh ít có cơ hội sử dụng tiếng Anh để giao tiếp thì cũng không quá lo lắng vì các em chỉ cần hiểu nghĩa của từng câu là có thể chọn đáp án đúng.
Phần đọc hiểu (từ câu 21 đến câu 24) là phần hay nhất của đề vì học sinh ngoài được kiểm tra về kỹ năng tiếng Anh còn được học thêm kiến thức văn hóa, về danh lam thắng cảnh của Việt Nam, từ đó thêm yêu quê hương đất nước. Các câu hỏi đọc hiểu gần như không cần suy luận hoặc suy luận ít vì các thông tin đã có trong bài đọc.
Phần điền từ (từ câu 25 đến câu 30) được đánh giá là phần khó nhất đề thi năm nay. Tuy nhiên nếu so với đề năm trước và đề các nơi khác thì phần này lại khá đơn giản.
Phần tìm lỗi sai (câu 31 và 32) cũng dễ vì những lỗi sai rất dễ nhìn thấy, lỗi sai đều là những lỗi ngữ pháp rất cơ bản.
Phần viết lại câu (từ câu 35 đến 40) năm nay được chuyển thành phần trắc nghiệm vì thế phần này sẽ gây ra nhầm lẫn cho học sinh vì các đáp án trông rất giống nhau, nếu học sinh không cẩn thận sẽ dễ bị sai.
Thầy Nguyễn Trung Nguyên đánh giá: Với đề thi này, điểm thi môn tiếng Anh được dự đoán sẽ cao hơn năm ngoái. Phổ điểm phổ biến ở mức 6,5 đến 7,5 điểm. Đề thi năm nay sẽ có thể có nhiều điểm 10, đặc biệt là đối với những học sinh khá giỏi.
Cô Nguyễn Thị Mai Hương, giáo viên Tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cũng đánh giá: Đề ra vừa sức với các chủ điểm từ vựng phổ biến và cơ bản, nằm trong chương trình sách giáo khoa. Chủ đề từ vựng tập trung vào danh lam thắng cảnh và hoạt động cộng đồng, đây là 2 chủ đề phổ biến trong chương trình sách giáo khoa lớp 8 và 9.
Về từ vựng, các từ và cụm từ đưa vào cơ bản, khá vừa sức học sinh, không có câu nào đánh đố học sinh. 4 câu phần đồng nghĩa, trái nghĩa khá dễ, học sinh có thể làm tốt phần này.
Ngữ pháp bao trùm các chuyên đề ngữ pháp cơ bản trong chương trình lớp 8, 9. Bao gồm các thể bị động, gián tiếp, câu hỏi đuôi, mẫu động từ đi với V-ing và To verb, câu so sánh và câu điều kiện. Đây là các mảng kiến thức được học rất kỹ trong chương trình ôn tập lớp 9 nên sẽ không gây khó cho học sinh. Phần ngữ âm tập trung vào âm cuối – ed cũng là chuyên đề quen thuộc học sinh được rèn luyện nhiều, trọng âm rơi vào cách đánh trọng âm cơ bản như là động 2 danh 1 cũng khá là dễ cho học sinh nhận diện.
Theo: Lê Vân

TUYỂN GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TẠI TP HỒ CHÍ MINH ĐANG GẶP KHÓ KHĂN

MIC – Tại TP Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn trong tuyển dụng giáo viên tiểu học, đặc biệt đang thiếu số lượng lớn giáo viên tiếng Anh và tin học do chưa có quy định trong đề án vị trí việc làm.

Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đưa ra tại buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông và khảo sát tình hình triển khai thực hiện Đề án xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ngày 21/7.
Sở đã kiến nghị nhiều lần và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hứa sẽ bổ sung đề án vị trí việc làm hai môn học Tin học và tiếng Anh trong biên chế giáo viên trường tiểu học.
Tại buổi giám sát, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, thông tin đến thời điểm này, TP Hồ Chí Minh đã triển khai sớm và đạt được các yêu cầu bước đầu của thay SGK là tập huấn giáo viên. Đối với việc lựa chọn SKG, cả 5 bộ SGK đều được các trường lựa chọn. Tuy nhiên, bộ SGK Chân trời sáng tạo do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành chiếm 80% trường lựa chọn.
Về đội ngũ giảng dạy, theo ông Nguyễn Văn Hiếu, thành phố đã có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh và tin học đối với bậc tiểu học từ năm 1998. Tuy nhiên, khi đưa hai môn tiếng Anh và tin học vào chương trình chính thức trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục lại gặp khó khăn trong tuyển dụng giáo viên ở hai bộ môn này do chưa có quy định trong đề án vị trí việc làm.
Bên cạnh đó, một số quận huyện không tuyển được giáo viên tiếng Anh là do thiếu nguồn tuyển. Vì theo quy định, giáo viên tiếng Anh dạy tiểu học phải có bằng cử nhân sư phạm.
Ông Nguyễn Văn Hiếu cũng cho biết thêm, ngoài khó khăn trong tuyển dụng giáo viên, các cơ sở còn gặp khó khăn trong việc dự toán kinh phí hàng năm để thực hiện Đề án tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Song song đó, thành phố còn gặp khó khăn trong việc đảm bảo 100% học sinh được học hai buổi/ngày bởi áp lực gia tăng dân số cơ học và quỹ đất dành cho xây dựng trường lớp còn nhiều hạn chế.
Kết thúc buổi giám sát, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, cho rằng thành phố có một số thuận lợi khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới so với các địa phương khác, đó là đã chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy trong một khoảng thời gian dài, triển khai mô hình trường học tiên tiến… Bên cạnh đó, đoàn cũng ghi nhận những khó khăn của thành phố về áp lực tăng học sinh, phòng học hiện nay đang thiếu, khó tuyển dụng giáo viên, đặc biệt là giáo viên ngoại ngữ.
Với những khó khăn trong công tác tuyển dụng và kinh phí bồi dưỡng giáo viên, bà Văn Thị Bạch Tuyết đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Tài chính có hướng dẫn để tham mưu cho UBND Thành phố, kiến nghị HĐND giải quyết giúp. Sau buổi giám sát, Đoàn sẽ có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính để nghiên cứu.
“Sở cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với quận, huyện để tuyển dụng đủ giáo viên đảm bảo quy định; phối hợp với Sở Nội vụ để có giải pháp trước mắt cho giáo viên dạy từng môn ở tiểu học và các cấp học khác. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND quận, huyện để có đề xuất thành phố quan tâm, đầu tư tháo gỡ khó khăn vướng mắc về mặt bằng”, bà Văn Thị Bạch Tuyết đề nghị thêm.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Báo tin tức

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

BÀI KIỂM TRA IQ CỰC HÓC BÚA, THEO TẠP CHÍ NỔI TIẾNG NƯỚC ANH

MIC – Để trả lời đúng những câu hỏi IQ này, bạn cần có vốn hiểu biết sâu rộng cùng khả năng tư duy logic.

IQ là ký hiệu, viết tắt từ hai chữ cái đầu của từ tiếng Anh là “Intelligence Quotient”, tạm dịch: Thương số trí tuệ hay còn gọi là chỉ số thông minh. Nó được xác định bằng cách lấy tuổi trí tuệ, theo kết quả của một bài kiểm tra IQ, chia cho tuổi đời và nhân với 100. Chỉ số này của mỗi người nói lên năng lực trí tuệ của người đó.
Trong suốt cuộc đời của một con người, chỉ số IQ rất ít biến đổi và không phải lúc nào cũng có xu hướng tăng lên. Một số nghiên cứu chỉ ra, chỉ số IQ sẽ ổn định nhất ở độ tuổi từ 16 trở đi và có thể tăng chậm cho đến khi 30 tuổi, sau đó sẽ giảm dần. Độ tuổi mà chỉ số IQ phát triển cao nhất của một người là vào khoảng từ 20-30 tuổi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể gia tăng chỉ số IQ của bản thân thông qua việc học tập.
Các bài kiểm tra IQ thường không quyết định sự thành công của một người.
Bên cạnh đó, chỉ số IQ không quyết định sự thành công của một người. Thống kê ở Anh và Mỹ cho thấy có đến 30% thành công trong cuộc đời là nhờ chỉ số IQ; 70% còn lại là nhờ các chỉ số khác.
Để biết được IQ của mình đến đâu, bạn có thể làm thử bài trắc nghiệm sau. Đây là bài trắc nghiệm được đăng trên trang tin The Daily Mail của nước Anh. Theo trang này, ngay cả những người thông minh nhất cũng khó lòng hoàn thành hết các câu đố.
Câu 1: Điền 2 số thích hợp vào 2 dấu ?, ? trong dãy số sau: 19, 20, 21, ?, ?, 26, 28, 32, 33, 40
A: 36 và 38
B: 22 và 24
C: 23 và 24
D: 25 và 27
=> Đáp án: Dãy con thứ nhất bắt đầu từ số 19 (19,21,?,28,33), các số sau lớn hơn số trước lần lượt là 2, 3, 4, 5 đơn vị. Vậy dãy thứ nhất sẽ là: 19, 21, 24, 28, 33.
– Dãy con thứ hai bắt đầu từ số 20 (20,?,26,32,40), các số sau lớn hơn số trước lần lượt là 2, 4, 6, 8 đơn vị. Vậy dãy thứ hai sẽ là: 20, 22, 26, 32, 40.
=> Dãy đầy đủ sẽ là: 19, 20, 21, 22, 24, 26, 28, 32, 33, 40
Vậy 2 số cần điền là 22 và 24=> Đáp án B.
Câu 2: Số nào khác với những số còn lại?
A: 32418
B: 84129
C: 47632
D: 36119
=> Đáp án: Các số trên đầu tuân theo 1 quy luật. Đó là 3 chữ số đầu là bình phương của 2 số cuối. Ví dụ: 324 = 18×18; 841 = 29×29; 361=19×19.
Số không tuân theo quy luật là 47632 => Đáp án: C.
Câu 3: Điền số thích hợp vào dấu ? trong dãy số sau: 10, 10, 9, 7, 7, ?, 4, 4, 3, 1
A: 5
B: 6
C: 8
=> Đáp án: Dãy số trên tuân theo quy luật:
10,10: 10-1 = 9. 10-3 = 7
7,7: 7-1 = 6. 7-3 = 4
4,4: 4-1 = 3. 4-3 = 1
1,1. Vậy đáp án cần tìm là số 6, đáp án B.
Câu 4: Điền số thích hợp vào dấu ? trong dãy số sau: 16, 23, 19, 19, 22, 15, 25, ?
A: 11
B: 34
C: 23
D: 48
=> Đáp án: Dãy số trên tuân theo quy luật:
16 + 3 = 19
23 – 4  = 19
19 + 3 = 22
19 – 4 = 15
22 + 3 = 25
15 – 4 = 11
Vậy số cần tìm là 11, đáp án A.
Câu 5: Điền số thích hợp vào dấu ? trong dãy số sau: 1, 10, 3, 9, 5, 8, 7, ?, 9, 6
A: 4
B: 7
C: 2
D: 5
=> Đáp án: Quy luật của dãy số trên như sau: Các số đứng ở vị trí thứ 2, 4, 6, 8 đều bớt 1 đơn vị: 10, 9, 8 => số cần điền là 7.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI “HỌC VẸT” SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT DỊCH SANG TIẾNG ANH

MIC – Ngôn ngữ của nước ta đối với người nước ngoài cũng rất khó được. Đôi lúc trên MXH sẽ xuất hiện những tấm biển cửa hiệu dùng Google dịch sang tiếng Anh và bị lỗi ngớ ngẩn khiến dân tình không khỏi nhịn cười. Nhưng đã bao giờ bạn thấy những lần “fail lòi” của những tấm biển nước ngoài cố “phiên âm” sang tiếng Việt như thế này bao giờ chưa.


Một tấm biển bán hàng cho người việt tại nước ngoài.
Bức ảnh này được đăng tải trong group cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam, thu hút gần 3k reacts và hơn 400 lượt chia sẻ. Có thể thấy trong hình là tấm biển được treo tại một cửa hàng nước ngoài, cố “phiên âm” cách đọc tiếng Việt theo phát âm nước ngoài khiến người xem không thể nhịn cười. Chẳng phải đây là điển hình của kiểu “học vẹt” đấy sao?!
– “Hình như đây là âm tiếng Ả Rập à, hay Pháp? Nó là tiếng gì thì cũng không thể hiểu luôn”.
– “Chủ cửa hàng thật sáng tạo, nhưng thế này thì người ngoài nước chúng tôi cứ đọc sai tiếng Việt mãi thôi”.
– “Học theo cái bảng phiên âm này thảo nào người ngoại quốc có cái giọng lơ lớ mãi như vậy”.
– “Giống mình ngày xưa học tiếng Anh cũng viết cách đọc tiếng Việt bên cạnh. Haha, không ngờ người ngoại quốc cũng học kiểu này”.
Nhiều comment xôn xao về độ giải trí của tấm biển hài hước của người ngoại quốc.
Ngoài những comment xôn xao về độ giải trí của tấm biển, một số thành viên trong nhóm cũng nhận ra bức ảnh này đã được “đào mộ” từ đầu 2019, nhưng đến giờ vẫn thu hút được sự chú ý và bàn luận của nhiều người. Dù chỉ là những câu giao tiếp cơ bản nhưng ghi cố đọc lên thì chính người nước ngoài cũng thấy sai sai khi cố “lái” theo.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu